0

Nước này đã chủ động triển khai và thi hành các tiêu chuẩn mới chặt chẽ ghi nhãn thực phẩm kể từ năm 2015, với thời hạn áp dụng cuối cùng cho các công ty được đặt ra trước đây là 31/3/2020- nhưng COVID-19 bùng phát đã làm thay đổi điều này.

Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và 6 tỉnh khác do số ca nhiễm COVID-19 gia tăng ở nước này hồi đầu tháng, cho phép các chính quyền địa phương có quyền yêu cầu nhân dân ở nhà và đóng cửa các hoạt động kinh doanh. Nhiều người cho rằng việc này sẽ được mở rộng ra toàn quốc do giai đoạn tuần lễ Vàng từ cuối tháng 4/đầu tháng 5 là giai đoạn có nhiều hoạt động du lịch. Vào ngày 22/4, số lượng COVID-19 ở nước này ở mức 11.500 ca, với hơn 280 ca tử vong.

Trong một báo cáo chung cùng với bộ Nông lầm ngư (MAFF), và bộ Y tế, lao động và phúc lợi (MHLW), cơ quan phụ trách các vấn đề tiêu dùng của Nhật Bản (CAA) thông báo rằng việc thực thi các tiêu chuẩn này sẽ được nới lỏng trong giai đoạn hiện nay, nhằm cho phép các công ty thích nghi được với điều kiện hiện nay.

“Tại thời điểm hiện nay, việc bùng phát toàn cầu của COVID-19 làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chuỗi cung ứng thực phẩm nội địa và toàn cầu, khiến cho nguồn cung các nguyên liệu như thành phần và chất phụ gia thực phẩm trở nên trì trệ”, theo CAA. “Các công ty liên quan tron ngành thực phẩm  có kế hoạch thay đổi các chuỗi cung ứng nguyên liệu thô có thể sẽ không thể phản ứng ngay lập tức (với các thay đổi về bao bì và nhãn mác), điều này có thể khiến sản xuất bị đình hoãn, và qua đó có thể cản trở việc sản xuất và phân phối thực phẩm một cách bình thường”. “Do đó, về vấn đề dán nhãn gia vị thực phẩm/nguyên liệu và tương tự, nếu có sự khác biệt giữa (nhãn mác và thành phần thực tế sử dụng) cần phải được công bố online thông qua các thông báo hoặc là website theo cách phù hợp và nhanh chóng, nhưng sẽ không có chế tài trong thời điểm hiện tại.

Thay đổi trong bất cứ yếu tố nào dưới đây trong sản phẩm cuối cùng cần phải được công bố: Nguyên liệu thô (cả nhập khẩu và nội địa, và đối với cả thực phẩm chế biến và tươi sống), nguồn gốc của nguyên liệu thô, phụ gia, thành phần dinh dưỡng, nhà sản xuất và nhà máy sản xuất ra sản phẩm.

Chỉ chặt chẽ khi cần

CAA cũng nhấn mạnh rằng điều này sẽ chỉ áp dụng trong các trường hợp mà công ty thực phẩm không thể ngay lập tức điều chỉnh theo các thay đổi, như thay đổi bất đắc dĩ nhà cung cấp nguyên liệu do các nhà cung cấp nguyên liệu trong nước/nước ngoài không thể cung cấp nguyên liệu và nếu cố tình lừa dối sẽ bị xử lý phù hợp.

“Mặc dù có sự khác biệt giữa nội dung của nguyên liệu được viết trên bao bì và nguyên liệu thực tế được sử dụng, nếu điều này được thông báo trước, thì tại thời điểm hiện nay sẽ không có vấn đề gì”. Cơ quan này cho biết. “Tuy nhiên, việc này sẽ không bao gồm các vi phạm cố tình lừa dối người tiêu dùng, những người cố tình lợi dụng thông báo này, hay các tình huống mà các thay đổi không được báo cáo một cách phù hợp trong thời gian sớm nhất. Đối với trường hợp này, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các cơ quan liên quan để thực hiện các chế tài nghiêm khắc. “Có nghĩa là, các thay đổi về an toàn thực phẩm liên quan tới dán nhãn thực phẩm như công bố về yếu tố dị ứng, liệu có cần làm nóng thực phẩm trước khi ăn, ngày hết hạn và các chỉ dẫn về an toàn thực phẩm khác phải được tiếp tục thể hiện trên nhãn, và sẽ không có ngoại trừ hay nới lỏng các quy định liên quan tới vấn đề này bất chấp COVID-19.

Theo Food Navigator Asia

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách