0

Nhật Bản tìm cách khẳng định với người dân rằng không cần phải hoảng loạn mua thực phẩm tích trữ khi thủ tướng Shinzo Abe ban hành tình trạng khẩn cấm để kìm hãm sự lây lan của virus corona. Ông Abe tổ chức cuộc hop báo vào lúc 7 p.m. (1000 GMT) để thông báo tình trạng khẩn cấp cho thủ đô Tokyo và 6 tỉnh khác. Tokyo ghi nhận số ca nhiễm virus corona tăng hơn gấp đôi lên 1.116 ca trong tuần vừa qua, chiếm số lượng bệnh nhân cao nhất trên cả nước. Nhật Bản ghi nhận số ca vượt 4.000 người với 93 người chết tính đến ngày 6/4.

Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Thủy sản Nhật Bản Taku Eto kêu gọi người tiêu dùng bình tĩnh. “Chúng tôi đang kêu gọi người dân chỉ mua những thứ họ cần khi cần bởi có đầy đủ nguồn cung thực phẩm và sẽ không xảy ra gián đoạn hoạt động tại các nhà máy thực phẩm”, ông khẳng định trước báo giới và cho biết thêm không có dấu hiệu cho thấy khả năng gián đoạn nhập khẩu ngũ cốc – mặt hàng Nhật Bản vốn phụ thuộc nặng nề vào nguồn cung nhập khẩu.

Bộ Nông nghiệp Nhật Bản liên tục kêu gọi người dân không tích trữ kể từ khi lãnh đạo thủ đô Tokyo khẩn cầu người dân tránh đi lại không cần thiết vào ngày 25/3, châm ngòi cho đợt mua sắm hoảng loạn sau đó khiến hàng loạt siêu thị rỗng các kệ đựng gạo và mì pasta. Cơ quan này cũng nhấn mạnh các nguồn dự trữ dồi dào thực phẩm thiết yếu, bao gồm 3,7 triệu tấn gạo, tương đương 185 ngày tiêu dùng, cũng như 930.000 tấn lúa mì. Tăng mạnh số người làm việc tại nhà cũng thúc đẩy doanh số thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm đông lạnh và ăn liền, theo các nhà chức trách ngành thực phẩm nước này cho hay.

Các hiệp hội ngành thực phẩm, bao gồm Hiệp hội Thực phẩm Đông lạnh Nhật Bản, Hiệp hội Pasta Nhật Bản và Hiệp hội Sữa Nhật Bản, đồng loạt lên tiếng cho biết sản xuất diễn ra bình thường và lượng dự trữ đầy đủ. Nhật Bản phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu ngũ cốc và các thực phẩm khác từ Mỹ, Canada, Úc, Brazil và Argentina.

Theo Reuters

Admin

Các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước Indonesia cung cấp khoản vay 1,84 tỷ USD để đảm bảo nguồn cung thực phẩm

Bài trước

Nguồn cung thực phẩm chính toàn cầu năm 2024 sẽ căng thẳng do thời tiết khô hạn, chính sách hạn chế xuất khẩu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc