Chỉ số giá thực phẩm của FAO đạt trung bình 177,2 điểm trong tháng 11/2019, tăng 4,7 điểm (2,7%) so với cùng kỳ năm 2018. Mức tăng chỉ số giá thực phẩm trong tháng vừa qua chủ yếu do giá thịt và giá dầu thực vật tăng mạnh, đẩy chỉ số giá chung lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2017. Giá đường cũng tăng trong tháng 11, trong khi giá sữa duy trì ổn định và giá ngũ cốc giảm.

Chỉ số giá ngũ cốc của FAO đạt trung bình 162,4 điểm trong thagns 11, giảm 1,9 điểm (1,2%) so với tháng 10. Nguồn cung xuất khẩu lớn và cạnh tranh mạng giữa các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới đang gây áp lực giảm giá lúa mì thế giới, trong khi giá gạo cũng giảm trong tháng 11, xuống mức thấp nhất trong vòng 6 tháng do áp lực nguồn cung mới thu hoạch và nhu cầu nhập khẩu yếu trên thị trường quốc tế. Trên thị trường ngũ cốc thô, giá ngô xuất khẩu của Mỹ tiếp tục duy trì xu hướng giảm và tốc độ bán chậm, trong khi giá ngô chào bán từ các nước khác, đặc biệt là Argentina và Brazil, đều tăng do nhu cầu nội địa lẫn nhu cầu quốc tế đều ở mức cao.

Chỉ số giá dầu thực vật của FAO đạt trung bình 150,6 điểm trong tháng 11, tăng 14,2 điểm (10,4%) so với tháng 10 và đánh dấu mức cao nhất kể từ thagns 5/2018. Mức tăng này chủ yếu đến từ tăng giá dầu cọ, trong khi giá dầu đậu tương, hạt cải và hạt hướng dương đều tăng. Giá dầu cọ trên thị trường quốc tế tăng tháng thứ 4 liên tiếp, kéo dài đợt tăng giá từ mức thấp kỷ lục trong nhiều năm vào cuối năm 2018. Ngoài vấn đề sản lượng tại các nước sản xuất lớn thấp hơn dự báo, giá dầu cọ tăng còn nhờ nhu cầu nhập khẩu thế giới tăng, dự báo thiếu nguồn cung trong năm 2020. Mặt khác, giá dầu cọ tăng nhẹ hơn so với các loại dầu khác trong chỉ số tổng hợp giá dầu thực vật, giá dầu hạt cải và đậu tương cũng tiếp tục nhận được lực đẩy nhờ nguồn cung giảm và nhu cầu ổn định từ ngành sản xuất nhiên liệu sinh học.

Chỉ số giá sữa của FAO đạt trung bình 192,6 điểm trong tháng 11, chỉ tăng nhẹ so với tháng 10, sau 2 tháng giảm giá liên tiếp. Ở mức hiện nay, chỉ số này cao hơn tới 16,8 điểm (9,5%) so với cùng kỳ năm 2018. Trong tháng 11, giá sữa bột gầy (SMP) và giá sữa bột nguyên kem (WMP) tăng mạnh nhất, phản ánh nguồn cung giao ngay giảm do sản xuất sữa tại châu Âu bươc vào mùa thấp điểm và nhu cầu nhập khẩu thế giới vẫn ở mức cao. Sau 2 tháng suy giảm, giá bơ tăng nhẹ do nhu cầu nhìn chung tốt trong khi nguồn cung khả dụng xuất khẩu vẫn dồi dào. Giá phô mai giảm tháng thứ 3 liên tiếp do nguồn cung phần nào vượt nhu cầu.

Chỉ số giá thịt của FAO đạt trung bình 190,5 điểm trong tháng 11, tăng 8,4 điểm (4,6%) so với tháng 10, là tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 5/2009. Ở mức hiện nay, chỉ số ngày cao hơn gần 28 điểm (17,2%) so với cùng kỳ năm 2018, nhưng vẫn thấp hơn 21,5 điểm (9,4%) so với mức cao kỷ lục đạt được vào tháng 8/2014. Giá tất cả các loại thịt trong chỉ số này đều tăng, với mức tăng giá thịt bò và thịt cừu mạnh nhất, phản ánh nguồn cung xuất khẩu thấp, trong khi nhu cầu nhập khẩu quốc tế cao liên tục, đặc biệt là từ Trung Quốc. Nhu cầu trong các dịp lễ tết cuối năm càng thổi phồng tình trạng nguồn cung thịt toàn cầu suy yếu, đẩy giá thịt lợn tiếp tục tăng và kéo theo giá thịt gia cầm cũng tăng sau 3 tháng suy giảm.

Chỉ số giá đường của FAO đạt trung bình 181,6 điểm trong tháng 11, tăng 3,3 điểm (1,8%) so với tháng 10. Mức tăng giá đường trong tháng 11 đến từ chỉ báo cho thấy tiêu dùng đường vượt sản xuất đường trong niên vụ 2019/20. Sản lượng mía thấp hơn dự báo tại Thái Lan, Ấn Độ, Pháp và Mỹ càng khiến thị trường phản ứng mạnh hơn trước các thông tin về khả năng sản xuất đường lẫn tồn kho đường toàn cầu yếu đi. Các hoạt động đầu cơ mạnh giữa bối cảnh bất ổn nguồn cugn cộng với triển vọng trái chiều về thị trường dầu thô càng khiến giá đường tương lai biến động mạnh trong những tuần gần đây.

Theo FAO
Admin

Chỉ số giá thực phẩm FAO tăng điểm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 7/2020

Bài trước

Các công ty cao su Việt Nam báo cáo giảm lợi nhuận trong bối cảnh giá cao su tiếp tục giảm

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc