Lu Zhiyin nhảy lên chiếc xe máy điện, chuẩn bị cho cuộc chiến sắp tới.

Người đàn ông làm nghề giao nhận đồ ăn cho nền tảng dịch vụ giao đồ ăn Ele.me chạy đua thời gian mỗi ngày, đua tốc độ với những chiếc xe hơi và chướng ngại vật trên đường. Anh có một bản đồ di động dể hướng dẫn đường nhưng ông hiếm khi dừng lại để nghiên cứu bản đồ. “Chúng ta đi sai đường rồi”, Lu khựng lại. Với một cái liếc mắt vào gương chiếu hậu, anh quay ngoắt trở lại, lao ngược chiều luồng xe cộ đông đúc của Thượng Hải. “Tôi sợ bị muộn”, người đàn ông 29 tuổi giải thích. Lu thu được 7 NDT từ mỗi lần giao hàng đúng giờ. Những lần giao hàng trễ sẽ khiến anh mất nhiều hơn thế: Ele.me phạt tài xế không giao hàng đúng giờ với mức phạt có thể lên tới 50 NDT nếu khách hàng phàn nàn.

Ele.me và đối thủ cạnh tranh lớn hơn là Meituan Dianping đang ráo riết làm hài lòng những thực khách bụng đói. Các nhà phân tích cho biết giao đồ ăn khong chỉ là lĩnh vực tạo ra doanh thu tỷ đô hàng năm mà còn quyết định tới khoản lãi của các nhà đầu tư đầy quyền lực là Alibaba và Tencent – các tên tuổi lớn trong lĩnh vực thanh toán điện tử và nhiều lĩnh vực khác. Nhưng chính những chiến binh nơi tiền tuyến là Lu và hàng triệu tài xế giống anh lại mới chính là những người đối mặt với thiệt hại thực sự.

Một ví dụ điển hình là hồi tháng 8 vừa qua, khi siêu bão Lekima, cơn bão lớn thứ 5 trong lịch sử Trung Quốc, đổ bộ vào Thượng Hải. Bất chấp báo động đỏ từ các nhà chức trách, Ele.me và Meituan vẫn triển khai dịch vụ. Một tài xế của Ele.me đi vào khu vực bị lũ và không bao giờ quay trở lại.

Rủi ro tính mạng khi giao đồ ăn không phải là mới. Năm 1993, chuỗi Domino Pizza của Mỹ đã phải thu hồi dịch vụ đảo bảo giao hàng trong 30 phút sau khi hàng loạt tai nạn và các vụ kiện tốn tiền. Gần đây hơn, Đài Loan báo cáo 3 người bị chết liên quan đến dịch vụ giao đồ ăn chỉ trong 5 ngày hồi tháng 10. Các vụ tai nạn liên quan tại Hàn Quốc cũng lên tới 568 vụ trong 7 tháng đàu năm – theo tờ Newstapa đưa tin.

Trên toàn thế giới, một sự thật ngày càng rõ ràng là sự tiện lợi của nền kinh tế số đến cùng cái giá mà những người hiện thực hóa nó phải trả. Amazon.com đối mặt với những chỉ trích về điều kiện khắc nghiệt trong những nhà kho rộng lớn. Dịch vụ giao hàng ngay hứa hẹn sự linh động cho khách hàng nhưng lại là công việc lương thấp, kéo dài nhiều giờ và rủi ro cao. Không nơi nào rủi ro lại cao như ở Trung Quốc. Riêng Ele.me và Meituan đã tuyển dụng ít nhất 5,7 triệu người giao hàng và những người này bị đẩy vào cuộc chạy đua chết người.

Thông thường, hoạt động giao hàng trong phạm vi 3km phải hoàn thành trong khoảng 30 phút, bao gồm cả thời gian chế biến. Theo các cuộc phỏng vấn với hàng loạt tài xế cho 2 công ty này, việc lái xe an toàn gần như là không thể. Với nhiều mức phạt khác nhau liên quan đến giao đồ trễ giờ, tất cả các tài xế trả lời phỏng vấn cho biết giao trễ sẽ làm cắt xén rất nhiều thu nhập của họ. Trong một số trường hợp, muộn 1 giây cũng làm mất một nửa thu nhập. Meituan từ chối bình luận trong khi Tencent hay Ele.me cũng không phản hồi trước các yêu cầu. Một người phát ngôn của Alibaba cho hay “sự an toàn của nhân viên giao nhận có tầm quan trọng số 1 với chúng tôi”.

Giá trị thị trường này ngày càng cao. Năm 2018, tổng giá trị các giao dịch giao đồ ăn của Trung Quốc đạt 500 tỷ NDT, tương đương 71 tỷ USD, theo ngân hàng đầu tư Bernstein, và dự báo tăng gấp 3 lần vào năm 2023. Không tệ cho một thị trường gần như không tồn tại chỉ trong 5 năm trước.

Quan trọng hơn, giao đồ ăn là một phần trong cuộc chiến lớn hơn giữa Alibaba và Tencent. Hai công ty internet hàng đầu Trung Quốc này cạnh tranh nhau về mọi thứ, từ các dịch vụ lối sống tới quảng cáo và điện toán đám mây. Và bởi ai cũng phải ăn nên các nhà phân tích cho rằng sự thành công trong dịch vụ giao đồ ăn sẽ giúp Alibaba và Tencent thu hút thêm người dùng các nền tảng của họ.

Tới thời điểm này, Meituan có vị trí dẫn đầu không thể phủ nhận với thị phần 52% trong nửa đầu năm 2019, theo hãng nghiên cứu thị trường Analysys. Doanh nghiệp này được sáng lập bởi Wang Xing, một sinh viên bỏ học của Delaware University vào năm 2020, hiện là công ty internet có vốn hóa thị trường lớn thứ 3 Trung Quốc, chỉ sau Alibaba và Tencent.

Nhưng Alibaba sẽ không để Ele.me lép vế trong cuộc chiến này. Alibaba thâu tóm Ele.me với giá 9,5 tỷ USD vào tháng 4/2018. Tháng 11/2019, trước đợt niêm yết thứ 2 của Alibaba trên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong, công ty thương mại điện tử khổng lồ này cho biết sẽ dùng khoảng 12,9 tỷ USD để mở rộng mảng kinh doanh giao đồ ă. “Alibaba đã đầu tư chiến lược vào các dịch vụ giao đồ ăn, tập trung vào tiếp cận người dùng mới và tạo thêm nhiều hiệu ứng tương tác trong hệ sinh thái”, theo Danny Law, một nhà phân tích tại Guotai Junan International. Theo đó, Ele.me đã đổ 3 tỷ NDT vào marketing và chính sách trợ giá để mở rộng cơ sở khách hàng. Nhưng ngay cả khi Alibaba có thể đốt tiền trong thời gian dài, các nhà quan sát thị trường cho rằng tất cả đều đang chuyển dịch từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh dịch vụ tốt hơn.

Cuộc cạnh tranh mới lại càng làm khó lái xe hơn. Tốc độ là yếu tố quan trọng nhất khi khách hàng Trung Quốc lựa chọn nền tảng dịch vụ giao đồ ăn, chỉ sau an toàn thực phẩm, theo kết quả nghiên cứu của Big Data Research. Bởi vậy, Ele.me và Meituan không chỉ làm sống lại chính sách giao đồ ăn trong vòng 30 phút của Domino mà còn đi xa hơn khi cung cấp “các chính sách bảo hiểm” về thời gian chờ lâu.

Năm 2018, Ele.me cho khách hàng lựa chọn thanh toán một khoản phí nhỏ trên giá trị đơn hàng để nhận lại 25% giá trị đơn hàng nếu bị giao hàng trễ 15 phút và 70% nếu bị muộn 30 phút. Meituan nhanh chóng đáp lại. Mặc dù khoản bồi thường này không bị trừ trực tiếp vào khoản thanh toán cho tài xế nhưng nhiều người tin rằng các công ty thu lại ít nhất một phần trong khoảng thanh toán bảo hiểm bằng cách phạt tài xế.

Để tránh bị phạt, Lu phóng xe máy với tốc độ gấp đôi giới hạn tốc độ tại Thượng Hải, đèn đỏ cũng chẳng khác gì đèn xanh, anh cho biết thêm: “Sinh nghề tử nghiệp là bình thường với chúng tôi”. Trong khi Lu đã xoay xở tốt để tránh tai nạn, anh cho hay nhiều đồng nghiệp thậm chí bị 3 tai nạn/tháng.

Thượng Hải có trung bình 2 vụ tai nạn liên quan đến những lái xe giao hàng mỗi ngày trong nửa đầu năm 2019, theo thống kê của chính phủ cho hay. Ele.me đóng góp 111 vụ, tương đương 34,2%; trong khi Meituan ở ngay sau với 109 vụ. “Tôi tin rằng 80% số vụ tai nạn này gây ra bởi nỗi sợ giao hàng trễ”, theo Yu Yong, một lái xe giao hàng của Meituan cho hay. “Chỉ những người lái đủ nhanh mới bị như vậy”.

“Đủ nhanh” là cách duy nhất kể kiếm đủ tiền.

Giống như phần lớn những bên hoạt động trong nền kinh tế gig*, Meituan và Ele.e không trả lương cơ bản cho đội ngũ giao nhận đồ ăn mặc dù nhiều người làm công việc này toàn thời gian. Thay vào đó, họ trả công trên mỗi đơn hàng. Lu cho biết anh kiếm khoảng 7.000 NDT/tháng, giao 35 đơn mỗi ngày. Yu kiếm được nhiều hơn, khoảng 10.000 NDT/tháng – nhưng làm việc dài hơn, khoảng 14h/ngày và giao từ 40 – 50 đơn. Nếu một người vận chuyển liên tục từ chối đơn hàng, hệ thống sẽ tự động gửi ít đơn hơn đến cho tài xế đó, khiến họ khó kiếm đủ sống hơn.

Những lần thoát chết là chuyện thường gặp. Pan Jiang, người giao đồ ăn cho Ele.me tại Thâm Quyến, nhớ lại một vụ tai nạn gần đây. Người đàn ông 31 tuổi có 3 con này thừa nhận anh đã lái quá nhanh khi một chiếc xe máy quay đầu bất ngờ. “Tôi phanh gấp nhưng không kịp bởi xe tôi đang chạy quá nhanh để dừng ngay”. Điều duy nhất sau đó anh biết là anh đang nằm trên đường, máu chảy lênh láng. Pan cho biết trải nghiệm này không khiến anh cẩn thận hơn. “Vào các thời gian cao điểm, tôi có 13 đơn hàng phải giao trong vòng chưa đầy 1h. Tôi cực kỳ căng thẳng. Điều duy nhất tôi quan tâm lúc ấy là giao đồ ăn nhanh nhất có thể”.

Meituan cho biết có thể rút ngắn thời gian giao hàng phần lớn nhờ trí tuệ nhân tạo và các hệ thống công nghệ cao khác, giúp kết nối tài xế với các đơn hàng và lộ trình di chuyển. Nhưng những tài xế cho rằng công nghệ không phải là thuốc trị bách bệnh. Các hệ thống định vị có thể gây hại hơn lợi. Một ảnh chụp màn hình ứng dụng của Meituan do một tài xế chia sẻ cho thấy một con đường cắt xuyên qua một tổ hợp văn phòng, thực tế chẳng có con đường nào như vậy. Kể từ khi ứng dụng này tính toán thời gian có thể chấp nhận được dựa trên tuyến đường đề xuất, những người giao đồ ăn phải tăng tốc để bù đường.

Tỷ lệ tai nạn cao bắt đầu gây sự chú ý. Thượng Hải và Trùng Khánh bắt đầu yêu cầu các tài xê giao đồ ăn trang bị các thiết bị có thể kiểm soát những người phạm luật và lắp thêm nhiều camera giao thông. Truyền thông cũng đang chỉ trích mạnh mẽ ngành này, bao gồm cả những báo lề phải. Sau cái chết của một tài xế Ele.me trong cơn bão Lekima, Guangming Daily – một tờ báo chính thống, viết: “Ngay cả hàng không và đường sắt cũng phải tạm ngưng dịch vụ trong những cơn bão do các vấn đề an toàn. Làm sao những người giao đồ ăn có thể tránh nổi thiên tai?”.

Người phát ngôn của Alibaba cho biết “tập đoàn sẽ triển khai những biện pháp cao nhất để đảm bảo an toàn lao động, bao gồm tập huấn, xếp các điểm đỗ xe, thông báo thông tin giao thông, tiếp tục nâng cấp hệ thống tạo lộ trình và trang trải 100% bảo hiểm”. Ele.me cho biết thêm đã tổ chức gần 300 buổi tập huấn an toàn trên toàn quốc trong năm 2018.

Cả Meituan và Ele.me đều gửi cho tài xế các bí quyết an toàn trên ứng dụng. Nhưng Qu Xiaoping, một tài xế 22 tuổi của Meituan tại Thâm Quyết và nhiều người khác cho rằng các đợt tập huấn và thông tin trên là hoàn toàn vô ích. “Mặt khác, công ty yêu cầu chúng tôi không vượt đèn đỏ trong khi rút ngắn thời gian giao hàng. Làm sao chúng tôi có thể giao hàng đúng hẹn nếu không vượt đèn đỏ?”. Câu hỏi của Qu và các yêu cầu về kéo dài thời gian giao hàng vẫn chưa được trả lời – càng nhấn mạnh sự bất lực của họ trong hệ thống.

Phần lớn lái xe đều đến từ các vùng nông thôn và nỗ lực tìm kiếm việc làm tại các thành phố. Phần lớn đều được tuyển dụng qua các đại lý lao động , nghĩa là họ không thuộc phạm vi quan tâm của Meituan hay Ele.me một cách trực tiếp. “Thật không thể tin nổi nếu các nền tảng dịch vụ giao đồ ăn cho chúng tôi thêm thời gian”, theo Li Ning, một nữ tài xế 33 tuổi cho Ele.me tại Thâm Quyến nói, khi nhớ lại lần cô nhảy khỏi xe để tránh một chiếc xe ô tô lao đến. “Nếu một nền tảng làm như vậy thì khách hàng sẽ không lựa chọn họ đâu”.

Lu tại Thượng Hải không thở ra hơi. Sau cơn bão, thay đổi duy nhất tại Ele.me là các tài xế được yêu cầu không phát biểu với truyền thông. “Giao hàng nhanh là cốt lõi của các nền tảng giao đồ ăn. Tôi không nhìn ra tương lai họ sẽ thay đổi điều đó”, anh nói. “Khi các vị tướng quân đánh nhau, lính tráng là những người phải chịu gian khổ”.

Theo Nikkei Asia Review

Nền kinh tế Gig (Gig Economy) là gì? ... Nền kinh tế Gig (tiếng Anh: Gig Economy) là nền kinh tế mà trong đó mọi người thường làm việc bán thời gian hoặc tạm thời, còn các công ty có xu hướng thuê những người làm việc độc lập và tự do thay vì nhân viên toàn thời gian.
Admin

Nước mía cô đặc đông lạnh Việt Nam được cấp bằng sáng chế tại Mỹ

Bài trước

Giao đồ ăn dùng ứng dụng trực tuyến là xu hướng còn kéo dài

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Công nghệ