Đầu tư

Diện mạo ngành bán lẻ Việt Nam đang chuyển dịch

Diện mạo ngành bán lẻ Việt Nam năm 2018 chuyển dịch mạnh hơn bất cứ thời điểm nào trước đây và các chuỗi bán lẻ lớn đang nỗ lực thích ứng nhanh với các thay đổi để tồn tại. Hành vi của người tiêu dùng liên quan đến mua sắm chịu tác động của 4 chuyển dịch lớn: đô thị hóa, số hộ gia đình độc thân tăng lên, dân số già đi và ngày càng giàu có hơn. Công ty nghiên cứu thị trường quốc tế Euromonitor International đã công bố danh sách 100 nhà bán lẻ tại châu Á, cho thấy sự thay đổi về thứ hạng trong ngành bán lẻ tại Việt Nam.

Năm 2017 và 2018, ngành bán lẻ Việt Nam tiếp tục tăng mạnh hợp nhất khi các nhà bán lẻ lớn thâu tóm các chuỗi nhỏ hơn để mở rộng mạng lưới và tăng thị phần: Thế giới Di động hoàn thành thâu tóm chuỗi dược phẩm Phúc An Khang và tập đoàn Vingroup thâu toma chuỗi bán lẻ chuyên về điện tử và ứng dụng điện tử Viễn Thông A cùng với chuỗi siêu thị Fivimart. Các hoạt động này củng cố vị thế dẫn đầu của các công ty lớn nhất, đồng thời loại bỏ các công ty nhỏ hơn ra khỏi vòng cạnh tranh. Bên cạnh đạt mục tiêu mở rộng mạng lưới phân phối, các tập đoàn lớn cũng đang cân nahức các hoạt động để nhanh chóng thâm nhập vào phân khúc bán lẻ hiện đại mới.

Năm 2018, bán lẻ trực tiếp tiếp tục ghi nhận tốc độ tăng trưởng giá trị bán lẻ nhanh nhất trong tất cả các kênh bán lẻ tại Việt Nam. Bán lẻ trực tuyến đang mở rộng phạm vi sản phẩm như thực phẩm tươi, bên cạnh các mặt hàng bán lẻ trực tuyến truyền thống như điện tử, may mặc và giày dép.

Bán lẻ trực tuyến đang chứng kiến ngày càng nhiều các doanh nghiệp và nhà kinh doanh nhỏ, bán hàng thông qua các trang trung gian như Lazada hoặc Shopee hoặc qua các kênh mạng mã hội như Facebook và Instagram. Phân khúc bán lẻ không chính thức này rất hỗn loạn. Năm 2018, chính phủ buộc triển khai các biên pháp ngăn chặn các hành vi phi pháp nhưng tác dụng của các biện pháp này hiện vẫn chưa rõ ràng.

Đông Nam Á được xem là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất và mỗi nước đều có sự đa dạng văn hóa – kinh tế khiến các các nhà bán lẻ khó lòng biến đổi để thích ứng kịp.

Hai xu hướng nổi lên trong khu vực là người tiêu dùng ngày càng đề cao tính tiện lợi và sự nổi lên của thương mại điện tử. Các nhà bán lẻ có thể thích ứng với những thay đổi này sẽ đạt được thành công lớn nhất. Tỷ lệ kết nối internet và sử dụng di động cao nên các nhà bán lẻ trực tuyến đang tận hưởng mức tăng trưởng mạnh trong năm vừa qua.

Theo VIR
Admin

Các nhà bán lẻ nội địa có thể giành thị phần áp đảo trên thị trường

Bài trước

Úc mở cửa cho lao động nông nghiệp Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư