TACN và nguyên liệu

Các tác động của dịch tả lợn lên ngành TACN và nhu cầu đậu tương của Trung Quốc

Trong ngắn hạn, các đợt bùng phát dịch tả lợn sẽ làm giảm nhu cầu TACN của Trung Quốc, đặc biệt là TACN cho lợn. Chịu tác động từ tỷ lệ chuyển đổi thức ăn cao hơn và ngành chăn nuôi gia cầm đang tăng trưởng, nhu cầu bột đậu tương sẽ chỉ suy giảm nhẹ. Trong kịch bản cơ sở, Rabobank dự báo tổng nhu cầu đậu tương/TACN tại Trung Quốc giảm trong năm 2019 – bất chấp sự suy giảm mạnh trong sản xuất thịt lợn – sau đó sẽ phục hồi nhẹ trong năm 2020. Dịch tả lợn sẽ đóng vai trò là một chất xúc tác để đẩy nhanh quá trình nâng cấp ngành sản xuất TACN - bao gồm, nhưng không hạn chế ở công thức phối trộn đa dạng, tăng ứng dụng TACN tổng hợp thương phẩm và tiếp diễn quá trình hợp nhất ngành.

Các tác động vượt khỏi ngành chăn nuôi lợn

Dịch tả lợn (ASF) đang lây lan trên khắp Trung Quốc, và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Trong báo cáo gần đây về tác động của dịch tả lợn lên ngành protein, Rabobank dự báo sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm kỷ lục tới 25 – 30% trong năm 2019. Kể từ khi đại dịch này tấn công nghiêm trọng vào niềm tin của thị trường, dẫn tới hoạt động tái đàn sẽ diễn ra chậm hơn dự báo và sản lượng thịt lợn năm 2020 được dự báo tiếp tục giảm. Trong khi đó, sản xuất các nguồn protein động vật khác dự báo tăng trong năm 2019 – 2020.

Ngoài sản xuất thịt, dịch tả lợn sẽ tác động lớn tới tiêu dùng TACN, nhập khẩu đậu tương và các nguyên liệu TACN khác, và tới tiến trình phát triển của ngành TACN Trung Quốc.

Suy giảm tiêu dùng TACN trong ngắn hạn

Rabobank đã tiến hành các kịch bản phân tích nhu cầu TACN và tiêu dùng bột đậu tương của Trung Quốc trong năm 2019 – 2020. Bất chấp thực tế là ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc sẽ cần nhiều năm để phục hồi hoàn toàn, tiêu dùng TACN tại nước này dự báo phục hồi trong năm 2020.

Kịch bản cơ sở

Tiêu dùng thức ăn cho lợn dự báo giảm 30% trong năm 2019, chủ yếu do mức độ thanh khoản đàn nhanh. Tỷ lệ sử dụng thức ăn chăn nuôi thương phẩm tăng lên do chính phủ cám sử dụng thức ăn tự trộn cho lợn, phần nào bù đắp tác động tiêu cực của suy giảm quy mô đàn lợn. Quy mô đàn lợn của Trung Quốc sẽ tiếp tục suy giảm nhưng với tốc độ chậm hơn trong nửa đầu năm 2020, trước khi đà phục hồi bắt đầu xuất hiện vào nửa cuối năm 2020. Do đó, tiêu dùng thức ăn chăn nuôi lợn năm 2020 tại Trung Quốc được dự báo giảm 5%. Ngược lại, thức ăn chăn nuôi khác – như thức ăn chăn nuôi gà thịt, gà đẻ, và thủy sản – sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong 2 năm liên tiếp. Theo kịch bản cơ sở của Rabobank, tổng tiêu dùng TACN của Trung Quốc sẽ giảm 13% trong năm 2019, sau đó tăng nhẹ 2% trong năm 2020.

Giá bột đậu tương tại Trung Quốc đã duy trì ở mức thấp trong những tháng gần đây. Do mối quan hệ giữa lợi thế chi phí trên đơn vị protein, giá bột đậu tương thấp có thể dẫn tới mức tiêu dùng cao, thay thế cho bột hạt cải và các loại bột protein khác trong công thức sản xuất TACN. Trong kịch bản cơ sở, Rabobank dự báo tiêu dùng bột đậu tương năm 2019 tại Trung Quốc đạt 67 triệu tấn, giảm 4% so với năm 2018, tương đương khoảng 86 triệu tấn đậu tương nguyên liệu nghiền. Xét đến ước tính 2 triệu tấn đậu tương nội địa đã nghiền, dự báo này cho thấy – chưa xét đến khả năng thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung Quốc đạt được – Trung Quốc chỉ cần nhập khẩu 84 triệu tấn đậu tương trong năm 2019, giảm từ mức 88 triệu tấn trong năm 2018. Đối với năm 2020, kịch bản cơ sở dự báo tiêu dùng bột đậu tương ở mức 71 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2019, và nhập khẩu bột đậu tương dự báo đạt 90 triệu tấn, tăng 7%.

Kịch bản cực đoan

  1. Nếu tác động của ASF thậm chí còn nghiêm trọng hơn dự báo và tiêu dùng thức ăn chăn nuôi lợn giảm 40% trong năm 2019, tổng tiêu dùng thức ăn chăn nuôi giảm 18%, với tiêu dùng bột đậu tương ở mức 63 triệu tấn, dẫn tới dự báo nhập khẩu bột đậu tương chỉ ở mức 80 triệu tấn;
  2. Tăng 1% bột đậu tương trong tất cả các công thức TACN sẽ đẩy tiêu dùng bột đậu tương tăng 3 triệu tấn và nhập khẩu bột đậu tương tăng thêm gần 4 triệu tấn;

Trong dài hạn, ASF sẽ tăng tốc tiến trình cải cách ngành chăn nuôi Trung Quốc

Đại dịch ASF sẽ làm giảm tiêu dùng TACN trong ngắn hạn và đẩy áp lực biên lợi nhuận lên tất cả các tác nhân ngành, dẫn tới những thay đổi sau:

  • Các nhà sản xuất TACN dẫn đầu Trung Quốc đang triển khai các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt hơn nhằm hỗ trợ ngăn ngừa dịch bệnh;
  • Các nhà sản xuất TACN đang nỗ lực đa dạng hóa các công thức phối trộn sản phẩm – ví dụ, tăng đầu tư vào sản xuất thức ăn chăn nuôi gia cầm và thủy sản để giảm thiệt hại trong sản xuất TACN lợn. Một số nhà sản xuất có khả năng chuyển đổi với tốc độ nhanh hơn do năng lực, bí quyết kỹ thuật, các mạng lưới phân phối và vốn;
  • Tỷ trọng sử dụng TACN tổng hợp thương phẩm sẽ tăng để tránh lây lan dịch bệnh. Trong khi đó, thức ăn tự trộn, vốn được sử dụng rộng rãi trước khi bùng phát dịch tả lợn, có thể bị cấm triệt độ để ngăn ngừa sự lân lan dịch bệnh;
  • Năm 2019 và 2020, tốc độ hợp nhất ngành sẽ tăng lên. Giữa bối cảnh nhu cầu TACN thấp và biên lợi nhuận yếu, các doanh nghiệp hàng đầu – với năng lực quản lý chi phí tốt hơn – sẽ tiếp tục thâu tóm thị phần. Các doanh nghiệp sản xuất TACN nhỏ và trung bình dự báo sẽ bị gạt ra khỏi thị trường, số lượng các công ty sản xuất TACN dự báo giảm tới một nửa vào năm 2020.

Theo Rabobank
Admin

Việt Nam chi gần 702,74 triệu USD nhập khẩu ngô trong quý 1/2024

Bài trước

Peru phê duyệt hạn ngạch mùa cá cơm năm 2024 đầu tiên

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc