Khả năng cạnh tranh ngành thủy sản Việt Nam bị tác động tiêu cực bởi chi phí sản xuất tăng, đặc biệt là chi phí thức ăn, nguyên liệu thức ăn đầu vào, điện và lao động.

Bộ  Công thương thông báo rằng giá bán lẻ trung bình điện năng tăng 8,36% và thuế năng lượng cho doanh nghiệp và các khu công nghiệp hiện được phân chia thành 2 mức: giá vào thời gian cao điểm và thời gian thấp điểm. Tăng giá điện khiến nhiều nhà sản xuất cá tra lo ngại bởi chi phí đầu vào tăng sẽ tác động tới sản xuất và giá bán, theo ông Dương Nghĩa Quốc, chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam. Theo quan điểm của ông, tiêu thụ điện năng trong nuôi và chế biến các sản phẩm thủy sản cũng như vận hành các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản là rất lớn. Cạnh tranh nội địa lẫn quốc tế đều ngày càng khốc liệt.

Ông Quốc đưa ra ví dụ về nhà máy cá tra có quy mô trung bình tại tỉnh Đồng Tháp, thường phải chi trả 10 tỷ đồng, tương đương USD 429,789, cho tiền điện hàng tháng. Với diễn biến tăng giá điện vừa qua, các nhà máy sẽ phải trang trải chi phí điện năng lớn hơn nhiều. “Các hệ thống đông lạnh và điều hòa tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản, đặc biệt là các nhà máy chế biến thủy sản cho xuất khẩu, chiếm hơn 85% tổng điện năng tiêu dùng”, ông Quốc cho hay. Ngành cá tra đề xuất rằng ngành điện nên xem xét và triển khai các chính sách hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, đặc biệt là trong các ngành nông nghiệp và thủy sản.

Ông Quốc cũng chỉ ra rằng nhà nước nên triển khai các khoản vay ưu đãi cho các doanh nghiệp chuyển từ công nghệ cũ sang công nghệ mới cũng như thúc đẩy sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

Ông cho rằng các doanh nghiệp sẽ phải tăng giá sản phẩm do chi phí sản xuất tăng. Nếu sản xuất cá tra chậm lại thì sản phẩm sẽ bị tồn kho lâu hơn, giá bán sẽ tăng cao hơn do phí phải trả cho các nhà kho.

Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến thủy sản cũng phải đối mặt với áp lực tăng chi phí lao động do khó khăn trong tìm kiếm công nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và ĐBSCL.

Ông Hồ Quốc Lực, tổng giám đốc CTCP Thực phẩm Sao Ta, một doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu, cho biết chi phí thức ăn tại Việt Nam hiện đang cao hơn so với các nước khác. Chi phí sản xuất 1kg tôm Việt Nam cao hơn các nước Đông Nam Á khác khoảng 1 USD. Ngoài ra, chi phí thuốc kháng sinh cũng đang gây áp lực lên ngành tôm Việt Nam.

Theo FIS
Admin

Ngành tôm Việt Nam chờ đợi người mua quay trở lại sau kỳ nghỉ lễ, nhưng triển vọng dài hạn khá ảm đạm

Bài trước

Nông dân Thái Lan thua lỗ bất chấp nhiều chính sách hỗ trợ từ chính phủ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt