Đài Loan phát triển bộ công cụ kiểm tra nhanh dịch tả lợn. Vissan lên kế hoạch cung ứng thịt lợn giữa bối cảnh dịch tả lợn. Quy mô chăn nuôi lợn của Trung Quốc giảm 18,8% trong tháng 3/2019. Mavin và VAA cải thiện chất lượng giống cá chép. Bangladesh gặp khó khăn trong kiểm soát sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.

Đài Loan phát triển bộ công cụ kiểm tra nhanh dịch tả lợn

Excelsior Bio-System Inc (EBS), một công ty công nghệ sinh học Đài Loan, thông báo rằng bộ công cụ kiểm tra nhanh dịch tả lợn (ASF) đã được Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) công nhận, đưa công ty trở thành nhà cung cấp đầu tiên bộ công cụ như vậy tại châu Á. Bằng cách phát hiện các thể kháng virus ASF protein p30, công cụ này có thể chuẩn đoán một con lợn sống có đang nhiễm ASF hay không trong vòng 10 phút, ngay cả khi con vật chỉ đang trong giai đoạn ủ bệnh. Bộ thử này không cần thực hiện trong phòng thí nghiệm và có thể áp dụng thuận tiện trong nhiều môi trường khác nhau như tại sân bay hoặc trại nuôi. Tuy nhiên, EBS cho hay bộ công cụ này chỉ áp dụng cho các động vật sống.

Vissan lên kế hoạch cung ứng thịt lợn giữa bối cảnh dịch tả lợn

CTCP Vissan dự báo giá thịt lợn tại Việt Nam sẽ tăng do nguồn cung thịt lợn giảm. Công ty đang cân nhắc nhập khẩu thịt lợn để đáp ứng nhu cầu nội địa. “Nếu dịch tả lợn ASF lan rộng, chúng tôi sẽ phải triển khai nhập khẩu thịt lợn đông lạnh để đáp ứng nhu cầu nội địa và tránh biến động giá. Thịt lợn từ các nước không xảy ra dịch bệnh và có truy xuất nguồn gốc đầy đủ sẽ là ưu tiên”, theo ông Nguyễn Ngọc An, tổng giám đốc Vissan. Hiện Vissan có nguồn cung 1.600 tấn thịt lợn đông lạnh. Công ty có kế hoạch nhập khẩu từ 2.000 – 2.200 tấn thịt lợn và lượng thịt lợn này sẽ đáp ứng nhu cầu thị trường trong 70 ngày. “Nếu ASF không lan rộng và Vissan vẫn có đủ nguồn cung lợn, chúng tôi hiện vẫn còn dự trữ thịt lợn đông lạn. Và nếu dịch bệnh này qua đi, chúng tôi sẽ đưa lượng thịt này vào chế biến thực phẩm”.

Quy mô chăn nuôi lợn của Trung Quốc giảm 18,8% trong tháng 3/2019

Quy mô chăn nuôi lợn của Trung Quốc giảm 18,8% trong tháng 3/2019 so với cùng kỳ năm 2018 do dịch tả lợn gây thiệt hại nghiêm trọng ngành này, theo Bộ Nông nghiệp và các vấn đề nông thôn nước này cho hay. Quy mô đàn lợn nái giảm 21% trong cùng kỳ so sánh, theo dữ liệu Bộ thu thập từ 400 hạt trên cả nước. Quy mô đàn lợn thịt giảm 1,2% và đàn lợn nái giảm 2,3% so với tháng 2. Trung Quốc là nước có quy mô chăn nuôi lợn lớn nhất thế giới, đã báo cáo khoảng 120 ổ dịch tả lợn kể từ lần đầu tiên phát hiện dịch bệnh này hồi đầu tháng 8/2018.

Mavin và VAA cải thiện chất lượng giống cá chép

Tập đoàn Mavin đã ký biên bản ghi nhớ với Vitafort Agro Asia (VAA) của Hungary thành lập Trung tâm Sáng tạo và Phát triển Cá chép chất lượng cao tại Việt Nam, nhằm phục vụ nhu cầu tại Việt Nam và Đông Nam Á. Mavin và VAA cũng sẽ hợp tác trong nghiên cứu và phát triển, áp dụng mô hình công nghệ nuôi trồng thủy sản bền vững quảng canh và thâm canh kết hợp và về sản xuất thức ăn thủy sản. Cả hai bên cũng đã ký biên bản ghi nhớ với Viện Nuôi trồng thủy sản Hungary và Viện Nghiên cứu Thủy sản Việt Nam I để tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển, khám phá cơ hội kinh doanh tại khu vực.

Bangladesh gặp khó khăn trong kiểm soát sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Một nghiên cứu tại Bangladesh phát hiện ra 50% mẫu thức ăn gia cầm thu thập từ 14 thương hiệu tại 4 bang của nước này có chứa kháng sinh, bất chấp lệnh cấm của chính phủ nước này cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn gia cầm. Nghiên cứu có tên “Gia tăng giá trị và chuẩn hóa dinh dưỡng trong một số thực phẩm nguồn gốc động vật và gia cầm” do Hội đồng Nghiên cứu Nông nghệp Bangladesh chủ trì tiết hành. Các loại kháng sinh Lincomycin, Chlortetracycline, Oxytetracycline, Epichlortetracycline và Epioxytetracycline phát hiện rả trong các mẫu thức ăn và vượt quá mức cho phép.

Theo Asian Agribiz, Reuters
Admin

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 10/2

Bài trước

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 4/10

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt