TACN và nguyên liệu

Bộ Nông nghiệp Mỹ rót 1,7 triệu USD và tổ chức nghiên cứu dịch tả lợn tại Việt Nam

Trung tâm Thông tin Thú y Lợn (SHIC) đã nhận được khoản ngân sách 1,7 triệu USD từ Cơ quan Dịch vụ Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ để hợp tác với các nhà nghiên cứu và Hội đồng các nhà sản xuất thịt lợn quốc gia (NPPC) xây dựng một chương trình nhằm giải quyết vấn đề dịch tả lợn (ASF) tại Việt Nam. Cơ quan Thanh tra Thực phẩm Canada (CFIA) cũng tham gia vào dự án.

Dự án này nhằm thiết lập một loạt các dự án đào tạo nâng cao năng lực và hợp tác với các nhà sản xuất chăn nuôi lợn tại Việt Nam để phát triển các phương pháp ngăn chặn hoặc xử lý dịch tả lợn (ASF) tại Mỹ, theo giám đốc điều hành SHIC Paul Sundberg cho hay.

SHIC đang tổ chức triển khai dự án, đóng vai trò như một bên điều phối và tham gia nhiều thành phần khác nhau, dự án là một hoạt động hợp tác lớn giữa nhiều tổ chức, bao gồm Hội đồng các nhà sản xuất thịt lợn quốc gia Mỹ, USDA, CFIA, đại học Minesota, đại học bang Iowa, cùng các nhà chức trách, các phòng thí nghiệm và các nhà sản xuất tại Việt Nam.

Nghiên cứu TACN và ASF

Nghiên cứu trước đây đánh giá khả năng tiềm tàng đối với một số dịch bệnh trên lợn, bao gồm dịch tả lợn để khôi phục hoạt động vận tải quốc tế cho các nguyên liệu TACN và TACN thành phẩm.

Tháng 3/2019, các chuyên gia tại đại học bang Kansas cho biết kết quả về các mức tối thiểu virus hiện diện trong TACN lợn hoặc nước trước khi vật nuôi bắt đầu phát bệnh. Nhóm nghiên cứu phát hiện lợn bị nhiễm bệnh sau khi tiêu dùng tự nhiên cả chất lỏng và thức ăn nhiễm virus. Trong thí nghiệm, 100kg TACN được tiêm virus có thể khiến một con lợn phát bệnh.

Trong kịch bản ở thế giới thực, khi toàn bộ một mẻ TACN bị nhiễm virus, một con lợn nuôi tiêu thụ mức thức ăn để đạt cân nặng thương phẩm có thể lên tới 4kg/ngày – dẫn đến tổng lượng thức ăn gấp tới 40 lần so với thí nghiệm trên. “Có hai mảng diễn ra trong dự án này – chúng tôi sẽ tiến hành hàng loạt các hội thảo và cơ hội đào tạ trực tuyến cho các thú y viên và các nhà sản xuất tại Việt Nam về dịch tả lợn và dịch tễ học, cách kiểm soát, xử lý lịch,… xây dựng năng lực phản ứng và giải quyết dịch bệnh”, ông cho hay. “Phần thứ hai là hợp tác với nông dân Việt Nam, nghiên cứu cơ chế lây lan dịch tả lợn với các mục tiêu là giúp chúng tôi ngăn chặn ASF thâm nhập vào đất đai Mỹ và nếu chúng tôi không thể ngăn chặn được thì ít nhất sẽ giúp chúng tôi phản ứng và phục hồi sản xuất tốt hơn, nhanh hơn”.

Khoản tiền trên được phân bổ trong 2 năm nhưng mục tiêu là bắt đầu hợp tác phát triển đào tạo và gặp gỡ các nhà sản xuất tại địa bàn càng sớm càng tốt.

Theo Feed Navigator
Admin

Báo cáo thường niên năm 2024 về ngũ cốc và thức ăn chăn nuôi Việt Nam

Bài trước

Việt Nam nhắm tới xuất khẩu sắn 2 tỷ USD nhờ nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc