Giá thực phẩm thế giới trong tháng 12/2018 gần như không thay đổi, với giá ngũ cốc tăng bù đắp suy giảm giá sữa và đường, theo FAO thông báo vừa qua.

Chỉ số giá thực phẩm FAO (FFPI) đạt trung bình 161,7 điểm vào tháng 12/2018, gần như không đổi so với chỉ số tháng 11 do giá sữa và giá đường giảm nhưng phần lớn được bù đắp bởi giá ngũ cốc tăng, giá thịt và giá dầu ăn cũng tăng nhẹ. Đối với cả năm 2018, FFPI đạt trung bình 168,4 điểm, giảm 3,5% so với năm 2017 và thấp hơn gần 27% so với mức cao nhất đạt 230 điểm vào năm 2011. Giá đường giảm mạnh nhất trong năm 2018; ngoài ra, giá dầu thực vật, giá thịt và giá sữa cũng ghi nhận giảm so với năm 2017. Tuy nhiên, giá tất cả các loại ngũ cốc chính trên thị trường quốc tế đều tăng trong năm 2018.

Chỉ số giá ngũ cốc FAO đạt trung bình 167,1 điểm trong tháng 12, cao hơn 3 điểm (1,8%) so với tháng 11 và cao hơn 9,6% so với tháng 12/2017. Giá lúa mỳ tăng nhẹ trong tháng 12, phần lớn là do lo ngại hoạt động thu hoạch tại Argentina khi mưa trái mùa và nguồn cung xuất khẩu giảm tại Nga. Tuy nhiên, cạnh tranh mạnh trong xuất khẩu đã hạn chế đà tăng giá lúa mỳ. Giá ngô quốc tế cũng tăng trong tháng 12, giữa bối cảnh nhu cầu thế giới cộng với những lo ngại về thời tiết tại Nam bán cầu. Ngược lại, giá gạo quốc tế giảm tháng thứ 6 liên tiếp khi thị trường trầm lắng gây áp lực mạnh lên giá. Nhìn chung, trong năm 2018, chỉ số giá ngũ cốc FAO đạt trung bình chỉ hơn 165 điểm, tăng 9% so với năm 2017 nhưng vẫn thấp hơn 31% so với mức giá cao kỷ lục vào năm 2011. Sản lượng lúa mỳ và ngô thế giới giảm góp phần làm tăng giá lúa mỳ và ngô trong năm 2018 mặc dù nguồn cung toàn cầu của tất cả các loại ngũ cốc chính đều duy trì thặng dư, dẫn đến các tồn kho vẫn ở mức cao.

Chỉ số giá dầu thực vật FAO đạt trung bình 125,8 điểm trong tháng 12, tăng nhẹ 0,5 điểm (0,4%) so với tháng 11 và là đợt tăng giá đầu tiên sau 10 tháng giảm liên tiếp. Sự phục hồi nhẹ này diễn ra chủ yếu do giá dầu cọ tăng, phản ánh cả nhu cầu nôi địa tại các nước sản xuất lớn tăng và nhu cầu nhập khẩu thế giới tăng. Ngược lại, giá dầu đậu tương và giá dầu hạt cải tiếp tục xu hướng giảm giá, chủ yếu do nguồn cung dồi dào tại Mỹ và nhu cầu yếu tại EU. Giá dầu thô giảm cũng gây áp lực lên giá dầu thực vật. Trong cả năm 2017, chỉ số giá dầu thực vật của FAO đạt trung bình 144 điểm, giảm 15 so với năm 2017 và chạm mức thấp nhất kể từ năm 2007, với giá dầu cọ ghi nhận mức giảm mạnh nhất giữa bối cảnh nhu cầu thế giới yếu kết hợp với tích lũy tồn kho tại các nước sản xuất dầu cọ lớn trên thế giới.

Chỉ số giá thịt FAO đạt trung bình 163,6 điểm trong tháng 12, cao hơn 1,3 điểm (0,8%) so với giá trị điều chỉnh nhẹ trong tháng 11. Trong khi giá thịt gia cầm và thịt bò chỉ thay đổi nhẹ trong tháng 12/2018, giá thịt cừu quốc tế giảm mạnh, phần lớn là do tăng nguồn cung khả dụng xuất khẩu từ các nước châu Đại dương. Ngược lại, giá thịt lợn phục hồi nhẹ, chủ yếu nhờ nhu cầu nhập khẩu quốc tế mạnh, đặc biệt từ Brazil. Năm 2018, chỉ số giá thịt FAO đạt trung bình 166,4 điểm, giảm 2,2% so với năm 2017. Mức giảm này phảnh ánh giá thịt lợn và thịt gia cầm giảm, mạnh hơn mức tăng tăng giá thịt cừu. Trên các thị trường thịt bò, giá thịt bò vẫn duy trì ở mức tương đương năm 2017.

Chỉ số giá sữa FAO đạt trung bình 170 điểm trong tháng 12, giảm 5,9 điểm (3,3%) so với tháng 11, là tháng giảm giá thứ 7 liên tiếp. Trong tháng 12, giá bơ, phô mai và sữa bột nguyên kem (WMP) giảm, chủ yếu do nguồn cung khả dụng xuất khẩu tăng đặc biệt là từ New Zealand. Tuy nhiên, giá sữa bột gầy (SMP) tăng nhẹ do nhu cầu nhập khẩu thế giới tăng. Đối với cả năm 2018, chỉ số này đạt trung bình 192,9 điểm, giảm 4,6% so với năm 2017, chủ yếu do giá của tất cả các sản phẩm sữa đèu giảm, bao gồm chỉ số này trong nửa cuối năm 2018.

Chỉ số giá đường FAO đạt trung bình 179,6 điểm trong tháng 12, giảm 3,6 điểm (1,9%) so với tháng 11. Giá đường quốc tế giảm do áp lực giảm giá mới, một phần do tăng trưởng sản lượng đường nhanh hơn báo cáo tại Ấn Độ trong những tháng gần đây. Giá dầu thô quốc tế giảm cũng góp phần làm giảm giá đường do giá năng lượng giảm có xu hướng làm giảm sử dụng mía đường cho sản xuất ethanol, dẫn đến tăng nguồn cung cho sản xuất đường, đáng chú ý nhất là tại Brazil, nhà sản xuất đường lớn nhất thế giới. Nhìn chung trong năm 2018, chỉ số giá đường giảm gần 22% so với năm 2017, chủ yếu do nguồn cung đường thế giới dồi dào, và tích lũy tồn kho cao.

Theo FAO
Admin

Sản lượng đường Thái Lan giảm do hạn hán

Bài trước

Sản lượng đường Việt Nam tăng gây áp lực lên giá đường thế giới

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc