Thịt

Tin vắn ngành thịt, thủy sản ngày 21/5

Giá hồi phục giúp tăng lợi nhuận của CPF tại Việt Nam và Thái Lan. EU rà soát thẻ vàng IUU đối với ngành thủy sản Việt Nam. Thực trạng ngành tôm thế giới sẽ tác động tới tăng trưởng thủy sản của Ấn Độ.

Giá hồi phục giúp tăng lợi nhuận của CPF tại Việt Nam và Thái Lan

Charoen Pokphand Foods PCL (CPF) báo cáo giảm lợi nhuận trong quý 1 do giá sản phẩm chăn nuôi giảm và đồng Baht mạnh lên so với giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, giá lợn phục hồi tại Việt Nam và Thái Lan từ tháng 4/2018 đang là dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của tập đoàn này. CPF có doanh thu 3,75 tỷ USD trong quý 1/2018, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2017. Lợi nhuận ròng đạt 94 triệu USD, giảm 23% trong cùng kỳ so sánh. Sooksunt Jiumjaiswanglerg, giám đốc điều hành mảng nông sản – công nghiệp kiêm đồng chủ tịch tại CPF, cho biết hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty gặp khó khăn do dư cung lợn tại Việt Nam và Thái Lan. Giá thịt lợn Việt Nam giảm xuống thấp hơn giá thành từ cuối năm 2016, trong khi giá lợn tại Thái Lan giảm thấp hơn giá thành từ quý 4/2017. Cả hai thị trường đều phục hồi kể từ tháng 4/2018. Ông Sooksunt kỳ vọng giá sẽ cải thiện vào cuối năm 2018, giúp hiệu quả kinh doanh cả năm tích cực.

EU rà soát thẻ vàng IUU đối với ngành thủy sản Việt Nam

Một phái đoàn từ Tổng cục Thủy sản và Các nguồn lợi thủy sản của EU (DG-MARE) sẽ tới thăm Việt Nam trong tháng 5 với kế hoạch làm việc với các cơ quan liên quan tại Việt Nam về hàng loạt vấn đề liên quan đến dỡ bỏ các rào cản thương mại xuất phát từ IUU. Báo cáo đánh giá từ chuyến đi này sẽ quyết định liệu EU có dỡ bỏ thẻ vàng đối với ngành thủy sản Việt Nam, hay rút “thẻ đỏ”, hay đưa ngành thủy sản Việt Nam về “thẻ xanh”. Ngay sau khi kết thúc đợt công tác của DG-MARE, chủ tịch Hội đồng Thủy sản thuộc thượng viện châu Âu sẽ thực hiện một chuyến thăm để rà soát và đánh giá việc triển khai IU tại Việt Nam trong tháng 6/2018.

Thực trạng ngành tôm thế giới sẽ tác động tới tăng trưởng thủy sản của Ấn Độ

Nguồn cung tôm tăng trên thị trường thế giới do nhập khẩu của Mỹ chậm lại cộng với tác động của thuế chống bán phá giá  có thể làm giảm xuất khẩu thủy sản Ấn Độ trong năm tài khóa 2018/19. Theo báo cáo nghiên cứu của Crisil, tăng trưởng xuất khẩu thủy sản có thể giảm xuống còn 17 – 18% trong năm 2018-19, so với mức 21% và 31% trong hai năm tài khóa liền trước. Do sản lượng tôm thẻ chân trắng tại Ấn Độ và các nước sản xuất lớn khác tăng cao, nhập khẩu của Mỹ chậm lại, giá xuất khẩu tôm giảm nên tăng trưởng xuất khẩu tôm Ấn Độ năm tài khóa 2018-19 có thể chỉ còn 10%. Giai đoạn tháng 12/2017 đến tháng 2/2018, xuất khẩu tôm Ấn Độ giảm 7%, tiếp tục giảm 11% trong tháng 3/2018 so với cùng kỳ năm trước, và được dự báo sẽ tiếp tục giảm. Báo cáo cũng nhận định quyết định tăng gấp 3 lần thuế chống bán phá giá lên tôm Ấn Độ của Mỹ sẽ tác động mạnh tới các nhà xuất khẩu.

Theo Asian Agribiz
Admin

Nông dân chăn nuôi lợn kêu gọi chính phủ giúp đỡ để hạn chế buôn lậu lợn

Bài trước

Hộ chăn nuôi thua lỗ vì giá thịt giảm dù Tết cận kề

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt