Thịt

Nỗi lo biến đổi khí hậu mới, vấn đề sông Mekong cũ

Sông Mekong, một trong những con sông dài và giàu tài nguyên nhất thế giới, xứng đáng sự công nhận và chú ý của cộng đồng quốc tế như một tiền đồn của các chính phủ và các nhà xây dựng – những người nhìn nhận con sông này là một công cụ sản xuất - ở một mặt và ở mặt khác là những người dân sống dọc hai bên bờ sông được sự ủng hộ của các nhà hoạt động môi trường.

Tương lai của sông Mekong sẽ bị lung lay bởi biến đổi khí hậu. Sự thật này trở nên rõ ràng trong đợt hạn hán nghiêm trọng năm 2015 và 2016 khi Trung Quốc “chơi trò anh hùng” thông báo sẽ xả nước từ các đập thượng nguồn để làm dịu bớt tình trạng thiếu nước ở ĐBSCL. Tất nhiên, điều này đã chẳng cần thiết nếu ngay từ ban đầu các đập này không đơcj xây dựng và nước bị giam giữ ở thượng nguồn. Nhưng những con đập tại Trung Quốc và các nước láng giềng như Lào, đã làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản và biến đổi khí hậu đang ngày càng đe dọa tương lai của dòng sông.

Một báo cáo gần đây cho thấy tốc độ di cư ròng của khu vực hạ nguồn sông Mekong đang tăng lên với khoảng 1,7 triệu người đã di cư khỏi khu vực này trong thập kỷ qua, cao gâp đôi mức di cư trung bình trên toàn quốc tại Việt Nam, tái định hình đời sống tại đồng bằng của con sông dài thứ 12 thế giới này. “Điều này ám chỉ điều gì đó – có thể là biến đổi khí hậu – đang diễn ra tại đây”, theo các tác giả nghiên cứu Alex Chapman and Van Pham Dang Tri phát biểu trên ấn phẩm Úc The Conversation.

Xâm nhập mặn đã vào sâu tới 80m trong đất liền khi đợt hạn hán nghiêm trọng năm 2015/16 diễn ra, tới sát biên giới Campuchia, gây thiệt hại nặng nề cho mùa màng và thu hoạch mía đường dọc con đường xâm mặn và khiến nhiều người phải di cư.

Các tác giả cũng dẫn chiếu báo cáo của Lê Thị Kim Oanh và Trương Lê Minh của đại học Văn Lang, cho rằng biến đổi khí hậu là yếu tố chi phối trong các quyết định của 14,5% người di cư khỏi ĐBSCL. “Nếu con số này là chính xác, biến đổi khí hậu đang buộc 24.000 người di cư khỏi khu vực này hàng năm. Điều đáng đề cập đến là yếu tố lớn nhất cho các quyết định của mỗi cá nhân rời bỏ ĐBSCL là khát vọng thoát nghèo. Do biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng và có mỗi quan hệ phức tạp với nghèo, con số 14,5% thậm chí có thể còn thấp hơn so với thực tế”.

Sản lượng khai thác thủy sản hàng năm trên sông Meking và vùng ĐBSCL đã được tính toán, ước khoảng 11 tỷ USD. Nhưng giá trị khai thác đã giảm mạnh trong thập kỷ vừa qua do khai thác quá mức và sử dụng các trang thiết bị khai thác trái phép, góp phần lớn vào sự sụt giảm sản lượng khai thác, cùng với hoạt động xây dựng các con đập.

Và hoạt động xây dựng có vẻ sẽ không dừng lại với các dự án sử dụng vốn của Trung Quốc, theo thông tin đến từ truyền thông chính thống Trung Quốc Xinhua: “sẽ tăng cường kết nối, quản lý nguồn nước và năng lực sản xuất công nghiệp”.

Tháng 1/2018, Thủ tướng Trung Quốc Lí Khắc Cường tuyên bố Bắc Kinh sẽ cung cấp các khoản vay ưu đãi trị giá 1 tỷ USD trong khuôn khổ Hợp tác Lancang – Mekong (LMC) với 5 nước hạ nguồn sông Mekong, đứng đầu trong chủ đề “Dòng sông thanh bình và phát triển bền vững của chúng ta”.

Nhưng phát triển bền vững là một thuật ngữ đáng mỉa mai mà Trung Quốc sử dụng. Nứo này từ lâu đã phải sống chung với các vấn đề quản lý chính môi trường nội địa và chẳng màng đến vấn đề này khi triển khai sáng kiến tầm cỡ quốc tế Một vành đai, Một con đường. Các nước dọc sông Mekong cũng không đứng ngoài trách nhiệm về vấn đề này: nhu cầu đối với năng lượng và vốn của các nước này nghĩa là môi trường và sinh kế của người dân nước họ chỉ là vấn đề thứ yếu khi xét đến.

Vấn đề này từ lâu đã được nhắc đến mỗi khi câu chuyện sông Mekong được lôi ra và chúng ta vẫn phải tiếp tục chứng kiến những bằng chứng mới cho thấy vấn đề chỉ đang ngày càng tệ hơn. Liệu chúng ta có bắt đầu nhận thấy một vài trong số những hệ quả nghiêm trọng hơn, nhưng từ lâu đã được dự báo? Dù sao thì cũng có 1 điều có thể chắc chắn: các chính phủ sẽ không thể lấy việc thiếu bằng chứng hoặc luận chứng khoa học để biện hộ.

Theo The Diplomat
Admin

Nông dân chăn nuôi lợn kêu gọi chính phủ giúp đỡ để hạn chế buôn lậu lợn

Bài trước

Hộ chăn nuôi thua lỗ vì giá thịt giảm dù Tết cận kề

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt