Thịt

Lãnh đạo ngành thủy sản Thái Lan cảnh báo chủ nghĩa bảo hộ đối với các nhà xuất khẩu Mỹ

Lãnh đạo cấp cao ngành cá ngừ Thái Lan vừa lên tiếng cảnh báo các cuộc chiến thương mại giữa Thái Lan và các nước phương Tây, bao gồm cả Mỹ

Chanintr Chalisarapong, chủ tịch Hiệp hội ngành cá ngừ Thái Lan, nhấn mạnh trong chuyến thăm gần đây của phái đoàn các nhà xuất khẩu Mỹ như trên. Tham gia cuộc gặp còn có Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái Lan và Hội đồng Thủy sản của Phòng Thương mại Thái Lan. “Đối với ngành cá ngừ, chúng tôi muốn có thương mại công bằng và tự do”, ông Chalisarapong phát biểu. “Thái Lan là nhà cung ứng thủy sản đóng hộp số 1 thế giới. Đồng thời chúng tôi cũng là khách hàng lớn nhất của ngành sản xuất tàu khai thác cá ngừ. Và chúng tôi cũng mua 5 triệu cá hồi để nhập khẩu – tái xuất, ngoài ra còn có cá hồi cho tiêu dùng nội địa và các hệ thống siêu thị quốc tế. Chúng tôi cũng mua cá hồi Alaska để đóng hộp”.

Ngoài ra, tại cuộc họp, chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái Lan Viboon Suparkarponkul, và nhà lãnh đạo cấp cao tại Charoen Pokphand, chỉ ra những cơ hội cho các nhà cung cấp Mỹ tại Thái Lan. “Hiện mối lo ngại về an toàn thực phẩm ngày càng tăng. Chúng tôi phải nhập khẩu thêm cá. Cho tới hiện nay, phần lớn nguồn nguyên liệu thô đều xuất phát từ châu Á. Nhưng đây chính là cơ hội rất lớn cho các nhà xuất khẩu Mỹ”.

Somsak Paneetatyousai, chủ tịch của Hiệp hội Tôm Thái Lan, đồng tình rằng Thái Lan đang mở ra cơ hội tốt cho các nhà xuất khẩu Mỹ. ASEAN là thị trường có 600 triệu dân mà Thái Lan là một thành viên. “Chúng tôi muốn trở thành trung tâm của ASEAN”, ông phát biểu. Tuy nhiên, ông Paneetatyousai cũng cho rằng khối ASEAN vẫn cần được tiếp cận với thái độ cở mở. “Sự thiếu hụt chuỗi và các trang thiết bị đông lạnh khiến các thị trường đang phát triển khó thâm nhập”.

Paneetatyousai phản ánh quan điểm của nhiều lãnh đạo ngành thủy sản hiện đang rất quan ngại trước các chính sách thương mại mang tính bảo hộ chủ nghĩa mà Mỹ và các thể chế của EU đang khởi xướng. “Chúng tôi không ủng hộ các chính sách bảo hộ”, ông khẳng định. Ông nói các chính sách của châu Âu trong hoạt động nhập khẩu thủy sản đặc biệt bất lợi cho Thái Lan. “Châu Âu có chính sách thuế rất cao đối với các nước thuộc địa cũ của họ. Do đó, khuynh hướng chúng tôi hướng đến là tăng cường thương mại với Bắc Mỹ và ASEAN. Ngoài ra còn có Úc”.

Thái Lan hiện đang đàm phán thỏa thuận thương mại với Chile – qua đó có thể thúc đẩy nhập khẩu cá hồi coho, ông Paneetatyousai chia sẻ.

Theo Seafood Source
Admin

Đến lượt Ấn Độ bị Mỹ đưa ra WTO do trợ cấp gạo và lúa mỳ

Bài trước

Nông dân chăn nuôi lợn kêu gọi chính phủ giúp đỡ để hạn chế buôn lậu lợn

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt