Rau quả

Cập nhật thống kê xuất nhập khẩu rau quả của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2020

0

Dữ liệu mới công bố gần đây từ Văn phòng Thương mại về Xuất nhập khẩu thực phẩm, sản phẩm bản địa và phụ phẩm động vật, cho thấy trong nửa đầu năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu xấp xỉ 3,64 triệu tấn trái cây với tổng giá trị 6,33 tỷ USD, giảm 8% về lượng và 14% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, xuất khẩu trái cây của Trung Quốc trong cùng kỳ đạt 1,35 triệu tấn, trị giá 1,98 tỷ, tăng 24% về lượng và 25% về giá trị.

NHẬP KHẨU

Top 10 trái cây nhập khẩu của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2020 là sầu riêng tươi (1,5 tỷ USD, +68% so với cùng kỳ năm 2019), các loại cherry tươi (1,23 tỷ USD, +34%), các loại nho tươi (610 triệu USD, -2%), chuối (520 triệu USD, -15%), măng cụt (450 triệu USD, -12%), thanh long tươi (360 triệu USD, +85%), nhãn tươi (200 triệu USD, -6%), kiwi tươi (180 triệu USD, 0%), cam (150 triệu USD, -27%) và mận (140 triệu USD, -24%). Top 10 trái cây nhập khẩu này chiếm 84% tổng giá trị nhập khẩu trái cây của Trung Quốc cho nửa đầu năm 2019.

Xếp hạng giảm dần về giá trị, top 10 nước xuất khẩu trái cây lớn nhất sang Trung Quốc trong nửa đầu năm 2020 là Thái Lan, Chile, Việt Nam, Philippines, Úc, New Zealand, Peru, Ecuador, Indonesia và Ai Cập.

Sầu riêng tươi

Trong nửa đầu năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu 383.000 tấn sầu riêng tươi, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019. Giá sầu riêng tươi nhập khẩu trong giai đoạn này trung bình đạt 3,98 USD/kg, tăng 59% trong cùng kỳ so sánh. Nguồn cung sầu riêng Trung Quốc gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhập khẩu. Năm 2019, sầu riêng thay thế các loại cherry trở thành trái cấy được nhập khẩu nhiều nhất tại Trung Quốc về giá trị.

Các loại cherry tươi

Trong nửa đầu năm 2020, nhập khẩu cherry tươi của Trung Quốc đạt 169.000 tấn, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2019. Phần lớn cherry nhập khẩu vào Trung Quốc đến từ Chile (165.000 tấn, +28%).

Chuối

Trong nửa đầu năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu 946.000 tấn chuối, giảm 9% so với cùng kỳ năm 2019. Các nước xuất khẩu chuối chính sang Trung Quốc là Philippines (431.000 tấn, -24% trong cùng kỳ so sánh), Việt Nam (197.000 tấn, +21%), và Ecuador (192.000 tấn, -12%), với nhập khẩu chuối từ 3 nước này chiếm tổng cộng 87% tổng kim ngạch nhập khẩu chuối của Trung Quốc.

Quả kiwi tươi

Trung Quốc nhập khẩu 51.000 tấn kiwi tươi trong 6 tháng đầu năm 2020. Các nước xuất khẩu kiwi chính sang Trung Quốc là New Zealand (35.000 tấn, +3% so với cùng kỳ năm 2019), Chile (8.000 tấn, -45%), Ý (6.000 tấn, +44%) và Hy Lạp (1.400 tấn, -26%).

Táo tươi

Trong 6 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu táo tươi của Trung Quốc giảm 32% xuống còn 46.000 tấn, với giá trị nhập khẩu dạt 79,81 triệu USD, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2019. Hơn một nửa lượng nhập khẩu (25.000 tấn) đến từ New Zealand, giảm 29% trong cùng kỳ so sánh. Năm 2019, sản lượng táo nội địa giảm mạnh nên nhập khẩu táo New Zealand của TRung Quốc tăng tới 77%. Tuy nhiên, do nguồn cung táo nội địa bắt đầu phục hồi từ cuối năm 2019, nhu cầu thị trường táo nhập khẩu có xu hướng giảm rõ rệt trong nửa đầu năm 2020.

XUẤT KHẨU

Top 7 loại trái cây xuất khẩu cao nhất về giá trị của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2020 là táo tươi (510 triệu USD, +21% so với cùng kỳ năm 2019), trái có múi (bao gồm quýt ngọt và cam satsuma, 440 triệu USD, +30%), lê tươi (300 triệu USD, +88%), chanh xanh và chanh vàng (120 triệu USD, +59%), nho tươi (90 triệu USD, +13%), đào (70 triệu USD, +20%), và cam (60 triệu USD, 0%). Top 7 loại trái cây xuất khẩu này chiếm xấp xỉ 80% tổng giá trị xuất khẩu trái cây của Trung Quốc.

Top 10 thị trường xuất khẩu trái cây của Trung Quốc về giá trị là Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Hong Kong, Myanmar, Bangladesh, Mỹ và Nhật Bản.

Táo tươi

Trong nửa đầu năm 2020, Trung Quốc xuất khẩu 400.000 tấn táo tươi, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2019. Các thị trường xuất khẩu táo tươi chính của Trung Quốc là Philippines (75.000 tấn, +117% trong cùng kỳ so sánh), Bangladesh (63.000 tấn, +58%), Thái Lan (47.000 tons, +85%), Việt Nam (46.000 tấn, +61%) và Indonesia (36.000 tons, −19%). Top 5 thị trường này chiếm 67% tổng lượng xuất khẩu táo tươi của Trung Quốc.

Lê tươi

Xuất khẩu lê tươi của Trung Quốc chạm mức cao kỷ lục519.200 tấn trong năm 2017. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, xuất khẩu bước vào xu hướng giảm với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2019 ở mức 470.200 tấn. Trong nửa đầu năm 2020, xuất khẩu lê của Trung Quốc ghi nhận bật tăng mạnh, với 271.000 tấn, tăng 121% so với cùng kỳ năm 2019. Các thị trường xuất khẩu lê chính của Trung Quốc là Indonesia (121,000 tấn, +183% trong cùng kỳ so sánh), Việt Nam (41.000 tấn, +102%), Thái Lan (25,000 tấn, +91%), Malaysia (19.000 tons, +107%), Hong Kong (15.000 tons, +55%), Philippines (12.000 tấn, +259%) và Myanmar (7,000 tấn, +153%). Top 7 thị trường xuất khẩu lê chính này chiếm 89% tổng kim ngạch xuất khẩu lê của Trung Quốc.

Quả có múi (bao gồm quýt ngọt và cam satsuma)

Trong nửa đầu năm 2020, xuất khẩu trái có múi của Trung Quốc đạt 275.000 tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2019. Các thị trường xuất khẩu chính là Việt Na, (105.000 tấn, +38% trong cùng kỳ so sánh), Myanmar (47.000 tons, +73%), Thái Lan (35.000 tấn, +98%), Malaysia (30.000 tấn, −30%) và Philippines (22.000 tấn, +232%). 5 thị trường này chiếm 87% tổng giá trị xuất khẩu quả có múi của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2020.

Theo Produce Report

Admin

Thống kê xuất nhập khẩu trái cây năm 2022 của Trung Quốc

Bài trước

Thống kê xuất nhập khẩu trái cây năm 2021 của Trung Quốc

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả