Thủy sản

Điểm diễn biến nổi bật thị trường thủy sản quốc té: Giá tôm Ấn Độ giảm, Trung Quốc nghi ngờ COVID-19 do thủy sản; RAS tại Mỹ

0

Tác động của các quyết định mà Trung Quốc đưa ra liên quan đến nhập khẩu thủy sản chiếm trọng sự chú ý của báo giới tuần qua, dẫn đầu là thông tin giá tôm Ấn Độ tiếp tục giảm do nguồn cung tôm Ecuador tràn ngập thị trường từ Dan Gibson. Nhiều vấn đề diễn ra cả trên phạm vi toàn cầu và khu vực đang đẩy giá tôm thẻ Ấn Độ tiếp tục giảm trong những tháng tới, theo nhận định của nông dân và các nhà giao dịch trong khảo sát của Undercurrent News. Giá tôm cổng trại đối với tôm nguyên vỏ nguyên đầu (HOSO) của Ấn Độ cao hơn khoảng 0,8 USD/kg so với giá tôm Ecuador cỡ 20/30 con/kg và mức chênh giá còn lên tới 1,2 USD/kg đối với cỡ tôm 40/50 con/kg, theo một nhà xuất khẩu tôm tại bờ tây Ấn Độ cho biết.

Dựa trên mức giá hiện nay, nguồn tin này cho rằng giá tôm Ấn Độ sẽ giảm khoảng 0,5 USD/kg đối với tất cả các cỡ tôm trong vài tuần tới nhưng vẫn sẽ cao hơn giá tôm Ecuador – vốn biến động dữ dội trong những tuần gần đây sau khi các lô hàng tôm liên quan đến virus corona từ 3 nhà đóng gói tôm lớn của nước này dẫn tới Trung Quốc ban hành quy định kiểm tra bắt buộc đối với các lô hàng tôm.

Trong khi đó, trưởng ban dịch tễ học thuộc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cho rằng đợt bùng phát COVID-19 gần đây tại Đại Liên “có thể xuất phát từ thủy sản nhập khẩu có chứa virus corona”, gây ra một cơn bão mới lên niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc đối với các sản phẩm thủy sản. Với đợt dịch tại Đại Liên đã nằm trong vòng kiểm soát, truyền thông Trung Quốc bắt đầu tập trung vào nguyên nhân của đợt dịch. Tương tự với đợt dịch tại Đại Liên, đợt bùng phát đầu tiên tại Vũ Hán và đợt dịch tại Bắc Kinh vào tháng 6, thủy sản là điểm chung và hiện đang nằm ở vị trí trung tâm của cuộc tranh luận, Phátbiểu trên CCTV hồi giữa tuần trước, ông Wy Zunyou, trưởng ban dịch tễ học tại CDC và chuyên gia thực địa tại đại dịch, cũng đề cập tới mối liên hệ nhưng nhấn mạnh rằng có thể không có khả năng truyền nhiễm trong trường hợp này.

Tại Mỹ, Atlantic Sapphire buộc phải thu hoạch khẩn cấp từ hệ thống nuôi thủy sản tái tuần toàn tại cơ sở Florida. Hệ thống này gần đây đã được vận hành dù chưa hoàn thành xây dựng. Chuỗi sự kiện chính xác hiện đang được điều tra nhưng hoạt động xây dựng gián đoạn ngay sát khu vực nuôi, bao gồm tiếng ồn lớn và xung động đã khiến cá trở nên căng thẳng. Gần 200.000 cá hồi Đại Tây Dương với tổng trọng lượng khoảng 400 tấn (nguyên đầu và xương) đã được thu hoạch, với chỉ xấp xỉ 150 tấn có thể được đưa tới các nhà máy chế biến và tiêu thụ. Đợt thu hoạch khẩn cấp đã cuốn bay 55 triệu USD vốn hóa thị trường của công ty khi giá cổ phiếu sụt giảm 5,7%.

Các công ty khai thác cá ngừ đang gặp vấn đề với các chính sách ngăn chặn virus corona khiến giá cá ngừ sọc vằn tại các trung tâm giao dịch Thái Lan và Ecuador tăng vọt, cũng như giá cá ngừ vây vàng vận chuyển tới Tây Ban Nha cũng tăng. Ngoài vấn đề COVID-19 gây ra cho hoạt động khai thác, 2 khu vực khai thác cá ngừ lớn nhất đang đóng cửa theo mùa. Việc đóng cửa khai thác tại các vùng biển trung và tây Thái Bình Dương diễn ra từ 1/7 đối với các đội tàu khai thác công nghiệp và lệnh cấm này còn áp dụng đối với một số nước tới tháng 10. Hiện chính phủ Trung Quốc đang hành động để kiểm soát đợt bùng phát virus corona liên quan đến một công ty thủy sản tại thành phố cảng Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh.

Dalian Rich Enterprise Grou, một công ty chế biến thủy sản lớn tai thành phố này, phải tạm ngừng hoạt động cho các đợt kiểm tra COVID-19 hồi đầu tuần. Bất chấp cách xa Dalian Kaiyang Seafood, nơi khởi phát đợt dịch, vài km nhưng Dalian Rich đã tạm ngừng sản xuất để kiểm tra toàn diện tình hình”, theo Deng En Tang, chủ tịch công ty cho hay.

Tại Anh, CEO của một công ty chế biến thủy sản Anh,  cho biết các công ty thủy sản đã tận dụng cơ hội tạo ra bởi đại dịch virus corona, không ngồi chờ may mắn. Hinẹ là thời điểm nắm lấy cơ hội để truyền cảm hứng và đào tạo khách hàng về tiêu dùng thủy sản”, theo Dan Aherne, CEO của New England Seafood International, chuyên về cá ngừ và cá hồi tự nhiên, từ nhà máy Chessington và nhà máy chế biến cá tuyết tại Grimsby cho hay. Công ty cũng cung cấp cá tráp và cá vược từ cả hai địa điểm này. Giống như các công ty khác trong ngành thường kết hợp giữa bán lẻ và dịch vụ ăn uống, NESI trải qua sự suy giảm hoạt động kinh doanh ăn uống trong khi bán lẻ bùng nổ trong đại dịch. Mặc dù doanh số bán lẻ tăng vọt nhưng nhiều nhà kinh doanh thủy sản phải đóng cửa một số điểm bán chính. Do đó cá ccông ty phải điều chỉnh cấu trúc hàng hóa chào bán trong môi trường giao dịch mới. NESI hiện đang mở rộng các sản phẩm đã xây dựng thương hiệu tốt, phát triển riêng dòng sản phẩm “Leap” và tung ra hai sản phẩm tại Tesco, cũng như ra mắt thương hiệu mới “Fish said Fred”.

Trong khi đó, hàng loạt các triển lãm và hội chợ thương mại thủy sản lớn bị dời ngày. Sea Fare Expositions – nhà tổ chức China Fisheries and Seafood Expo (CFSE), hội cohự thương mại thủy sản lớn nhất thế giới – đã hủy sự kiện năm 2020 dự định tổ chức tại Thanh Đảo do đại dịch virus corona.

Theo Undercurrent News

Admin

Các nhà phân tích dự báo giá thủy sản Trung Quốc sẽ duy trì ở mức cao

Bài trước

Trung Quốc tiếp tục phát hiện dương tính SARS-CoV-2 trên bao bì sầu riêng Thái Lan

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản