0

Trong nửa đầu năm 2020, giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng vọt 18,6% lên 1,71 tỷ USD.

Nhờ chất lượng cải thiện và nhu cầu tăng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ở mức cao hơn so với cùng kỳ năm 2019. Về lượng, nhiều khả năng lượng xuất khẩu gạo năm 2020 sẽ tăng so với năm 2019 nhờ các cơ hội xuất khẩu gạo sang các thị trường mới, theo nhận định của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC).

Trong nửa đầu năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng vọt 18,6% lên 1,71 tỷ USD, theo Tổng cục Hải quan. Đồng thời, lượng xuất khẩu tăng 5% lên 3,5 triệu tấn và giá gạo xuất khẩu trung bình tăng 13%, đạt 488 USD/tấn. Lượng xuất khẩu tăng chủ yếu nhờ tăng xuất khẩu sang Philippines (chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam) và Trung Quốc (chiếm 13%).

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo Philippines sẽ nhập khẩu xấp xỉ 3 triệu tấn gạo trong năm 2020, tăng nhẹ 3% so với năm 2019. Lượng gạo nhập khẩu này sẽ giúp đáp ứng nhu cầu nội địa do nguồn cung gạo nội địa của nước này chỉ đáp ứng được 77% tổng nhu cầu tiêu dùng cả nước (14,3 triệu tấn).

Do giá gạo Thái tương đối cao và gián đoạn hệ thống logistics xuất khẩu của Ấn Độ, nhờ kết quả kiểm soát tốt đại dịch COVID-19, Việt Nam tăng được xuất khẩu gạo sang Philippines. Xuất khẩu gạo sang nước này tăng tới 13% so với cùng kỳ năm 2019 lên 1,4 triệu tấn. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tăng nhập khẩu gạo từ Việt Nam với lượng nhập khẩu tăng 59% trong cùng kỳ so sánh lên 458.000 tấn. Một trong những lý do chính là do sản lượng gạo của Trung Quốc giảm, với mức giảm dự báo là 1,8 triệu tấn xuống còn 146,7 triệu tấn). Hơn nữa, Trung Quốc cũng nâng tồn kho gạo để ứng phó với đại dịch. Ngược lại, xuất khẩu gạo sang một số nước giảm, như Malaysia (giảm 5% xuống còn 342.000 tấn), Bờ Biển Ngà (giảm 17% còn 214.000 tấn) và Iraq (giảm 50% xuống còn 90.000 tấn).

Nhìn chung, VDSC dẫn 2 nguyên nhân giúp xuất khẩu gạo Việt Nam tăng là: (i) gạo Việt Nam dần cải thiện về chất lượng, giảm thuốc trừ sâu và danh tiếng của gạo ST25 “Loại gạo ngon nhất thế giới năm 2019”; và (ii) Việt Nam có xu hướng tăng xuất khẩu gạo chất lượng cao khi gạo chất lượng cao chiếm tới hơn 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, cao hơn nhiều so với tỷ trọng 10% của 10 năm trước.

Cạnh tranh khốc liệt hơn trong nửa cuối năm 2020

Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) dự kiến có hiệu lực từ tháng 8, sẽ hưởng thuế 0% đối với hạn ngạch nhập khẩu hàng năm 80.000 tấn, bao gồm 30.000 tấn gạo thành phẩm, 20.000 tấn lúa và 30.000 tấn gạo jasmine.

Ngoài ra, EU sẽ áp dụng mức thuế 0% đối với gạo tấm, không áp dụng hạn ngạch và dự kiến Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 100.000 tấn gạo tấm sang EU hàng năm nhờ quyết định này. Ngoài ra, EU cam kết đưa mức thuế về 0% sau 3 – 5 năm đối với các sản phẩm gạo. Lượng gạo xuất khẩu sang EU trong nửa đầu năm 2020 là 13.400 tấn, phần hạn ngạch còn lại là 66.600 tấn (83%). Trong thảo luận với Hàn Quốc, EU đồng ý phân bổ 20.000 tấn gạo cho 5 đối tác WTO, bao gồm Úc, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam”. Hàn Quốc đưa ra mức hạn ngạch 55.112 tấn gạo cho Việt Nam. Trong nửa đầu năm 2020, Việt Nam không xuất khẩu gạo sang Hàn Quốc nên phần hạn ngạch còn lại của năm còn rất lớn.

Gần đây, Philippines (ban đầu có nhu cầu mua 300.000 tấn gạo), Bangladesh (nhu cầu 200.000 tấn gạo), Trung Quốc và Indonesia đều đang tìm kiếm nguồn cung gạo để đảm bảo nguồn cung thực phẩm trong đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, tại Ấn Độ, mùa mưa đã mang đến nguồn nước lớn và chính phủ Ấn Độ tăng giá thu mua lúa gạo. Do đó, sản xuất lúa gạo tại Ấn Độ sẽ tăng mạnh. USDA dự báo kim ngạch xuất khẩu gạo Ấn Độ niên vụ 2019/20 sẽ đạt 11 triệu tấn, tăng 12% so với niên vụ trước. Ngoài ra, cạnh tranh từ gạo Ấn Độ hiện rất cao do đồng Rupee yếu đi, khiến giá gạo Ấn Độ trên thị trường quốc tế thấp hơn nhiều so với Việt Nam và Thái Lan.

Tại Thái Lan, hạn hán kết thúc giúp nước này tăng sản xuất lúa gạo khi lượng mưa năm nay dự báo tăng. Sản lượng dự báo tăng và giá gạo Thái Lan cũng trở nên cạnh tranh hơn trong nửa đầu năm 2020 nhờ đồng Baht có xu hướng yếu đi kể từ tháng 6. Gạo Thái Lan được cho sẽ là thách thức chính đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Theo Hanoitimes

Admin

Ngành tôm Việt Nam chờ đợi người mua quay trở lại sau kỳ nghỉ lễ, nhưng triển vọng dài hạn khá ảm đạm

Bài trước

Nông dân Thái Lan thua lỗ bất chấp nhiều chính sách hỗ trợ từ chính phủ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc