0

Các sản phẩm ván ép Việt Nam, làm từ nguyên liệu nội địa hoặc nhập khẩu từ các nước ngoài Trung Quốc, có thể thoát các lệnh trừng phạt chống bán phá giá từ Mỹ. Thực tế là lượng gỗ thu hoạch hàng năm tại Việt Nam đủ để sản xuất 8,4 triệu m3 ván ép, gấp 4 lần kim ngạch xuất khẩu, có thể giúp Việt Nam vượt qua các cáo buộc của Mỹ về sản phẩm này sử dụng thành phần nguyên liệu Trung Quốc để né thuế Mỹ đang áp lên các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Các sản phẩm Việt Nam sản xuất từ các nguyên liệu nội địa hoặc nhập khẩu từ các nước khác ngoài Trung Quốc có thể thoát khỏi các lệnh trừng phạt chống bán phá giá.

Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu ván ép gỗ cứng của Việt Nam đạt 2,5 triệu m3, thấp hơn nhiều so với năng lực sản xuất trong nước, theo Tuổi Trẻ dẫn một báo cáo từ Cục Phòng vệ Thương mại của Việt Nam. Do đó, Việt Nam có năng lực cung cấp đầy đủ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất ván ép trong nước. Theo quan điểm của Mỹ, các sản phẩm Việt Nam làm từ nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước không phải Trung Quốc có thể được miễn trừ khỏi thuế chống bán phá giá.

Trong cuộc họp báo ngày 11/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng kêu gọi bất cứ hoạt động điều tra nào do Mỹ khởi xướng với nhập khẩu ván ép từ Việt Nam nên được tiến hành công bằng. Việt Nam tiếp tục kiên định thúc đẩy các mối quan hệ thương mại – kinh tế - đầu tư song phương với Mỹ theo hướng xây dựng các mối quan hệ hài hòa, bền vững và mang lại lợi ích cho cả hai phía. Bà Hằng cũng phát biểu rõ rằng Việt Nam cam kết tuân thủ các quy định của WTO và đang tập trung vào chống gian lận thương mại và trốn thuế hải quan.

Theo Bộ Công thương, sau khi khởi động điều tra, Mỹ sẽ gửi các bảng hỏi điều tra tới các thương nhân có liên quan tại Việt Nam để thu thập thêm thông tin. Bộ Thương mại Mỹ (DoC) sẽ tính tới 5 yếu tố để quyết định liệu một sản phẩm từ 1 nước được coi là vi phạm các biện pháp phòng vệ thương mại hay không, bao gồm: (i) mức độ đầu tư; (ii) mức độ nghiên cứu và đầu tư; (iii) bản chất quy trình sản xuất; (iv) mức độ cơ sở hạ tầng sản xuất; và (v) liệu giá trị của quy trình chế biến nằm tại nước đó có chiếm một phần nhỏ trong giá trị hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.

Trong trường hợp DoC kết luận ván ép gỗ cứng của Việt Nam vi phạm các quy định thuế của Mỹ thì sản hẩm này sẽ đối mặt mức thuế chống bán phá giá 183,6% và thuế chống trợ cấp lên tới 194,9%, tương tự như mức thuế áp dụng cho Trung Quốc. Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu ván ép sang Mỹ với trị giá 300 triệu USD.

Theo VNS

Admin

Mỹ kéo dài vụ kiện trốn thuế nhập khẩu ván ép gỗ cứng từ Việt Nam

Bài trước

Việt Nam hành động nhằm ngăn ngừa giả mạo nguồn gốc các sản phẩm gỗ từ Trung Quốc

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ