0

EVFTA sẽ xóa bỏ 71% các dòng thuế nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam ngay sau khi thỏa thuận này có hiệu lực và 99% sẽ hưởng chính sách phi thuế sau 7 năm thi hành thỏa thuận. Đây mới là thỏa thuận thương mại thứ hai mà EU hoàn thành với một nền kinh tế thành viên ASEAN, sau thỏa thuận đầu tiên với Singapore, và dự kiến có hiệu lực trong tháng 7/2020.

“Các thỏa thuận thương mại và đầu tư EU – Việt Nam là các lĩnh vực tham vọng và toàn diện nhất mà EU từng chốt thỏa thuận với một nước thu nhập trung bình”, theo Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom phát biểu trong một báo cáo chính thức về EVFTA. “Với chiến lược thương mại sáng suốt, Việt Nam đã leo lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của EU tại ASEAN, sau Singapore và vượt qua Malaysia với giá trị thương mại hàng hóa EU – Việt Nam đạt 48 tỷ Euro, tương đương 54,3 tỷ USD”. Theo các con số từ phía EU, tổng giá trị xuất khẩu nông sản – thực phẩm từ EU sang Việt Nam đạt 1,135 tỷ Euro (1,28 tỷ USD) trong năm 2019 và nhập khẩu nông sản – thực phẩm từ Việt Nam trị giá 2,161 tỷ Euro (2,44 tỷ USD) trong cùng năm.

Đặc biệt với thương mại gạo, EVFTA bao tùm tất cả các loại gạo xuất khẩu phổ biến nhất từ Việt Nam sang EU: gạo thương phẩm, gạo nguyên cám, gạo tấm, và gạo thơm. Các mặt hàng này sẽ nhanh chóng được hưởng chính sách phi thuế ngay khi EVFTA có hiệu lực ngoại trừ gạo tấm sẽ chỉ giảm 50% thuế khi EVFTA có hiệu lực và sau đó sẽ giảm dần trong 5 năm.

Thủy sản Việt Nam sẽ cải thiện khả năng tiếp cận thị trường EU thông qua các chính sách phi thuế hoặc tự do hóa toàn diện, bao gồm surimi (thanh thủy sản, phổ biến nhất là giả thịt cua), cá ngừ đóng hộp, tươi và ướp lạnh, tôm và cá tra chưa chế biến. “Các sản phẩm nông sản và thực phẩm khác sẽ hưởng lợi ích cải thiện tiếp cận thị trường: ngô ngọt, tỏi, nấm, bột báng và đường, các sản phẩm hàm lượng đường cao sẽ hưởng thuế 0%, trong khi nhập khẩu ngô ngọt bao tử sẽ được tự do hóa hoàn toàn”, theo báo cáo Guide To The EU-Vietnam Trade And Investment Agreements.

Ngược lại, nhập khẩu đồ uống có cồn và thịt từ EU sẽ hưởng lợi lớn từ EVFTA, với đặc biệt là đồ uống có cồn sẽ không chỉ được tự do hóa hoàn toàn mà còn được bảo vệ bởi Chỉ dẫn địa lý (GIs). “Nhập khẩu rượu vang và spirit vào Việt Nam sẽ được tự do hóa hoàn toàn sau 7 năm và bia sau 10 năm”, báo cáo cho hay. “Nhiều GI từ EU sẽ được tự động bảo vệ khi EVFTA có hiệu lực, bao gồm Cognac của Pháp, Rioja của Tây Ban Nha, Grappa của Ý, Bayerisches Bier của Đức và thêm nhiều GI khác. Sâm panh cũng sẽ được bảo vệ toàn diện sau quá trình chuyển đổi kéo dài 10 năm, trong đó tất cả các phương thức sử dụng không tuân thủ bảo vệ GI, bao gồm dịch thuật và các văn bản chuyển ngữ sang tiếng Việt, sẽ bị xóa bỏ”.

Đối với thịt, thịt lợn đông lạnh EU sẽ được hưởng chính sách phi thuế khi xuất khẩu sang Việt Nam sau 7 năm, và thịt gà sẽ được tự do hóa trong 10 năm. Các mặt hàng hưởng lợi khác bao gồm các sản phẩm sữa (phi thuế sau 5 năm) và thủy sản nguồn gốc khai thác như cá hồi, cá tuyết, tôm hùm và cá hồi sông, sẽ ngay lập tức được tự do hóa.

Thỏa thuận thương mại thế hệ mới

EVFTA cũng được các nhà phân tích cho là một “thỏa thuận thương mại thế hệ mới”, do chứa các điều khoản tiên bố hơn phần lớn các thỏa thuận khác. “Đây được coi là một thỏa thuận song phương thế hệ mới – khi bao trùm các điều khoản quan trọng như quyền tài sản trí tuệ (IP), tự do hóa đầu tư và phát triển bền vững”, theo hãng tư vấn đầu tư Dezan Shira & Associates trong báo cáo riêng về Việt Nam. “Thỏa thuận này bao gồm một cam kết về triển khai các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Công ước Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu”.

Một trong những phần chính của EVFTA được dành riêng cho các quyền tài sản trí tuệ, mà Việt Nam được yêu cầu tuân thủ Các hiệp ước Internet của Tổ chức Sở hữu trí tuệ (WIPO). “Các hiệp ước này yêu cầu Việt Nam đảm bảo những bên nắm giữ quyền tài ản có thể sử dụng hiệu quả công nghệ để bảo vệ các quyền lợi và cấp phép các chương trình trực tuyến”, theo hướng dẫn EVFTA cho hay. Đặc biệt đối với các sản phẩm nông sản và thực phẩm, GIs đcọ xem là một dạng chính yếu của các quyền IP và cần phải tuân thủ theo thỏa thuận này.

Trong các đồ uống có cồn được đề cập ở trên với tổng số 169 dòng sản phẩm của EU, phần lớn đều là các hàng hóa thực phẩm như phôe mai Feta, Parmigiano Reggiano hay Roquefort, sẽ được bảo vệ tại Việt Nam. “Sự bảo vệ này sẽ được áp dụng ngay khi thỏa thuận có hiệu lực và sẽ được thực thi tại thị trường Việt Nam thông qua các chế tài phạt hànhchính phù hợp, bao gồm theo yêu cầu của một bên liên quan”, hướng dẫn cho hay.

Đổi lại, Việt Nam sẽ nhận được bảo vệ GI tại EU cho 39 sản phẩm, bao gồm nước mắm Phú Quốc, chè Mộc Châu và cà phê Buôn Ma Thuột.

Ấn Độ lo ngại trước EVFTA

Mặc dù EVFTA vẫn chưa có hiệu lực, nỗi lo về tác động của thỏa thuận này đã lan ra một số nước châu Á khác, như Ấn Độ. “Nếu các chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc diễn ra mạnh, các doanh nghiệp EU sẽ có nhiều thuận lợi khi chọn đến Việt Nam bởi có thể tái xuất trở lại Trung Quốc, tiếp cận thị trường châu Âu, tiếp cận phần còn lại của CPTPP kèm các đặc quyền trên thị trường ASEAN, theo nhà nghiên cứu Amitendu Palit Viện Nghiên cứu Nam Á cho hay. “Ấn Độ sẽ không thể nào so bì với Việt Nam về hiệu quả địa thếm cùng với vấn đề chi phí sản xuất cũng như mạng lưới để tiếp cận với các thị trường trên khắp khu vực và thế giới”.

Trước đó, Food Navigator Asia cũng có nhận định về lựa chọn ưu tiên chiến lược thực phẩm “Make in India” và về cơ bản ra khỏi RCEP hồi năm ngoái – một động thái mà ông Palit cho là “sai lầm rất lớn”. “Các nước mà Ấn Độ đang nỗ lực xây dựng mối liên minh đang tìm cách phân bổ lại các chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, tất cả các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Úc, New Zealand đều là một phần của RCEP, thì Ấn Độ đáng lẽ phải có cùng một bộ quy định tuân thủ theo các tiêu chuẩn, đầu tư và hàng rào phi thuế”, ông nhận định.

Theo Food Navigator Asia

Admin

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 10/3

Bài trước

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 2/1

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách