Xu hướng và dự báo

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong năm tài khóa 2020/21 có thể tăng mạnh 15%

0

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể tăng tới 15% trong năm tài khóa 2020/21 do khách hàng tăng mạnh dự trữ sau khi nhiều nước xuất khẩu lớn hạn chế giao dịch giữa bối cảnh bùng phát virus corona, theo các nhà chức trách Ấn Độ nhận định.

Đây là một trong những báo đầu tiên về xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong năm tài khóa mới, bắt đầu từ ngày 1/4 vừa qua. Tăng xuất khẩu gạo từ Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, có thể kìm hãm đà tăng giá gạo quốc tế và giúp New Delhi giảm tồn kho gạo khổng lồ của nước này. “Nhu cầu đang tăng vọt đối với gạo Ấn Độ và chúng tôi dự báo nhu cầu sẽ tiếp diễn trong thời gian tới”, theo ông Nitin Gupta, phó chủ tịch Olam Ấn Độ phụ trách kinh doanh gạo, cho hay.

Nhu cầu đang cải thiện do gạo Ấn Độ trở nên cạnh tranh hơn sau khi đồng Rupee giảm giá xuống mức thấp kỷ lục, theo B.V. Krishna Rao, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ cho hay, giúp gạo Ấn Độ có dư địa giảm giá so với các đối thủ cạnh tranh và thúc đẩy các khách hàng châu Phi và châu Á như Malaysia và Philippines đặt hàng, theo ông Rao cho hay. Giá gạo Ấn Độ chào bán từ 385 – 389 USD/tấn hồi tuần trước, trong khi giá gạo từ Thái Lan – nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới – chào bán ở mức 480 – 505 USD/tấn trong cùng thời điểm. Malaysia vừa quyết định ký hợp đồng nhập khẩu gạo lớn kỷ lục 100.000 tấn từ Ấn Độ, với lịch giao hàng trong tháng 5 – 6.

Ngoại trừ Ấn Độ, các nước xuất khẩu gạo lớn khác như Thái Lan, Việt Nam và Campuchia đều có mức thặng dư xuất khẩu gạo hạn chế, theo ông Satyam Balajee, giám đốc điều hành Satyam Balajee, công ty xuất khẩu gạo lớn nhất Ấn Độ. “Hiện Ấn Độ không đặt ra bất cứ hạn chế xuất khẩu gạo nào. Chỉ Ấn Độ có thể hoàn thành các đơn hàng lớn của các nước nhập khẩu”, theo ông Agarwal. Việt Nam – nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới – đã nối lại bình thường hoạt động xuất khẩu gạo trong tháng 5, sau khi tạm dừng ký các hợp đồng mới từ cuối tháng 3 và đặt ra hạn ngạch xuất khẩu trong tháng 4 để đảm bảo đủ nguồn cung thực phẩm trong giai đoạn đại dịch.

Theo Reuters

Admin

Văn bản Chính sách số 1 ưu tiên phát triển nông thôn và an ninh lương thực trong năm 2024

Bài trước

Chính phủ Ấn Độ không xem xét đề xuất dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu lúa mì, gạo và đường

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc