0

Một làn sóng chuyển đổi các vườn cao su thành khu công nghiệp đang nổi lên khi các nhà phát triển hạ tầng nhắm đến các địa điểm cho các khu công nghiệp nhằm đón các cơ hội từ chuyển dịch các chuỗi giá trị toàn cầu. Chuyển đổi các vườn cao su sang khu công nghiệp có thể là câu trả lời cho nhiều doanh nghiệp cao su đang đối mặt với giá cao su giảm liên tục. Với các diện tích đát lớn tại Bình Dương, Đồng Nai và Tây Ninh, các vườn cao su có tiềm năng lớn cho các thương vụ M&A để chuyển đổi thành các khu công nghiệp.

Tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, khoảng 345ha của công ty cao su Phước Hòa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để chuyển đổi xây dựng dự án mở rộng KCN Nam Tân Uyên. Tại cuộc họp cổ đông thường niên năm 2019, Phước Hòa cũng cho biết sẽ chuyển giao 691ha cho công ty TNHH KCN Việt Nam – Singapore (VSIP) để phát triển VSIP No.3.

Công ty cao su Đồng Nai gần đây đã đề xuất UBND tỉnh chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng 18.000ha trong tổng số 37.000ha đất cao su mà công ty hiện đang quản lý. Theo đề xuất của công ty, 5.000ha đất sẽ được sử dụng để phát triển các khu và cụm công nghiêp tại các huyện Thống Nhất, Long Thành, Cẩm Mỹ và Long Khánh. Phần còn lại sẽ được sử dụng để phát triển các khu đô thị và nông nghiệp công nghệ cao.

Công ty chứng khoán Mirae Việt Nam trong báo cáo gần đây đã ước tính rằng hơn 7.000ha đất nông nghiệp được lên kế hoạch chuyển đổi thành khu công nghiệp. Đầu tư phát triển khu công nghiệp trở thành một trong những lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) – hiện đang quản lý 400.000ha diện tích trồng cao su. Tính tới tháng 9/2019, VRG đã đầu tư vào 12 công ty vận hành 16 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 6.566ha.

Theo công ty chứng khoán BIDV, thị trường bất động sản khu công nghiệp sẽ ghi nhận tăng trưởng mạnh từ năm 2021 với động lực đến từ các thỏa thuận thương mại tự do (FTAs), đặc biệt là Thỏa thuận thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) – thỏa thuận thương mại với các cam kết về cải thiện thể hế và môi trường kinh doanh, giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.

Ngoài ra, đại dịch COVID-19 đang đẩy nhanh sự chuyển dịch của các chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó Việt Nam nổi lên trở thành trung tâm tiếp nhận các luồng đầu tư vào. Đáng chú ý là Việt Nam cũng đẩy nhanh giải ngân đầu tư công với trọng tâm vào cơ sở hạ tầng, mang lại lợi ích cho các khu công nghiệp về dài hạn.

Theo một báo cáo của hãng tư vấn bất động sản JLL Việt Nam, nhu cầu đất khu công nghiệp vẫn ở mức cao trong những tháng đầu năm 2020 bất chấp tác động của đại dịch COVID-19. Giá thuê trung bình tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2019 lên 99 USD/m2 tại miền Bắc và tăng 12,2% tại miền Nam lên 101 USD/m2. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết cần phải có kế hoạch chuyển đổi đất cao su thành các khu công nghiệp để cải thiện hiệu quả sử dụng đất.

Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy tính đến tháng 11/2019, Việt Nam có 335 khu công nghiệp với tổng diện tích 96.500ha. Trong đó, 256 khu công nghiệp đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy 75%.

Theo VNS

Admin

Các công ty cao su Việt Nam báo cáo giảm lợi nhuận trong bối cảnh giá cao su tiếp tục giảm

Bài trước

Doanh nghiệp cao su dự báo tương lai tích cực hơn

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cao su