0

Việt Nam đang phát triển một hệ thống các trung tâm cung ứng nông sản hiện tại để thúc đẩy tiêu dùng nông sản, thắt chặt vệ sinh an toàn thực phẩm, và cải thiện khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

Bộ NNPTNT đặt mục tiêu tái cấu trúc toàn bộ chuỗi cung ứng từ sản xuất, chế biến và phân phối nông sản. Các trung tâm này sẽ cải thiện kết nối giữa các hoạt động sản xuất và phân phối, tăng cường hiệu quả, tăng tiêu dùng nông sản và đảm bảo chất lượng nông sản. Các sản phẩm vào các trung tâm này sẽ được kiểm soát và truy xuất nguồn gốc, đóng gói theo các tiêu chuẩn đã được công nhận. Đặc biệt, một sàn giao dịch với đầy đủ thông tin giá cả thị trường tại nhiều nước và các dịch vụ thanh toán khép kín sẽ được thiết lập để tạo mội trường thuận lợi cho các doanh nghiệp.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho hay nông nghiệp Việt Nam thiếu hiệu quả do phần lớn các hoạt động sản xuất ở quy mô nhỏ, chịu nhiều rủi ro về sản xuât thất bát và thua lỗ, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Bên cạnh tôm, cá tra và sữa, phần lớn các nông sản đều có chuỗi giá trị rất ngắn. Nông dân là bộ phận dễ tổn thương nhất trong chuỗi giá trị do sản xuất vẫn phụ thuộc nặng nề vào điều kiện thời tết, trong khi cơ sở hạ tẫng còn yếu kém.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các mối hợp tác công – tư ngày càng trở nên cần thiết để phát triển các nguồn lực tài chính cho một hệ sinh thái quản lý nông sản hoàn chỉnh, qua đó đáp ứng nhu cầu thực phẩm không chỉ cho thị trường nội địa mà cho cả thị trường quốc tế, ông Cường nhấn mạnh. “Việt Nam phải tiếp tục tái cấu trúc ngành nông nghiệp và tập trung và các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Đổi mới và hợp tác quốc tế cần được thúc đẩy”.

Ousmane Dione, giám đốc World Bank tại Việt Nam, nêu lên những lo ngại về chất lượng và tính bèn vững của tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam, cho rằng lợi nhuận của nông hộ nhỏ ở mức thấp và thất thoát sau thu hoạch vẫn đáng kể. Chất lượng và an toàn thực phẩm còn chưa được đảm bảo, kìm hãm sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam. Ông khuyến nghị thắt chặt mối liên kết giữa các tác nhân và các tỉnh hợp tác lên kế hoạch phát triển các vùng sản xuất, cải thiện xúc tiến thương mại cũng như năng suất.

Sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc

Từ năm 2009 – 2018, thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam mở rộng từ 72 nước lên 200 nước, với doanh thu xuất khẩu hàng năm lên tới 40 tỷ USD. Tuy nhiên, khoảng 40% giá trị nông sản xuất khẩu tập trung tại thị trường Trung Quốc, với hơn 70% giá trị xuất khẩu rau quả tập trung trên thị trường này. Do sự phụ thuộc nặng nè vào thị trường Trung Quốc, ngành nông nghiệp đã đối mặt với nhiều khó khăn để từ khi dịch COVID-19 bùng phát do thương mại bị đình đốn. Ngoài ra, xuất khẩu nông nghiệp cũng hứng chịu thiệt hại do thiếu thông tin thị trường hiệu quả, thiếu kiểm soát an toàn thực phẩm và nguồn gốc thực phẩm không rõ ràng.

Về giá trị xuất khẩu, giá xuất khẩu nông sản Việt Nam thấp, ngay cả khi nằm trong top các nước xuất khẩu hàng đầu một số mặt hàng như hạt tiêu, hạt điều, tôm, cá tra, cà phê và gạo. Xuất khẩu hạt tiêu đứng đầu thế giới nhưng giá hạt tiêu chỉ xếp thứ 8; xuất khẩu hạt điều cũng đứng đầu thế giới nhưng giá hạt điều xếp thứ 6; xuất khẩu gạo và cà phê lần lượt xếp ở vị trí thứ 2 và 3 nhưng giá xuất khẩu chỉ đứng thứ 10, theo thông tin từ Bộ NNPTNT.

Theo VNS

Admin

Xuất khẩu nông sản ghi dấu ấn trong quý 1/2024

Bài trước

Xuất khẩu nông sản bùng nổ những tháng đầu năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư