0

Với tiêu dùng cà phê toàn cầu dự báo đạt mức cao kỷ lục 166,4 triệu bao, tồn kho cuối kì dự báo giảm 400.000 tấn xuống 35 triệu bao. Giá cà phê, theo chỉ số giá cà phê tháng do Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) tổng hợp, giảm 0,93 USD/pound trong tháng 5/2019, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2006, nhưng bật tăng 15% lên 1,07 USD/pound vào tháng 11/2019 do nguồn cung giảm. Số liệu cập nhật của ICO tại địa chỉ: http://www.ico.org/new_historical.asp

Sản lượng cà phê Arabica của Brazil dự báo giảm 8,3 triệu bao xuống còn 39,9 triệu bao so với niên vụ trước, do phần lớn cây cà phê bước vào năm năng suất thấp. Điều kiện thời tiết thuận lợi phổ biến trên khắp các vùng trồng cà phê trong suốt thời gian ra hoa và kết trái. Trái với lo ngại ban đầu về đợt lạnh hồi tháng 7 tại các bang miền nam và đông nam, năng suất không bị tác động tiêu cực. Tuy nhiên, chất lượng cà phê cũng như cỡ cà phê giảm so với trung bình do cây cà phê tại nhiều khu vực đang ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau khi trái cà phê đươcj thu hoạch. Phần lớn cà phê Arabica được thu hoạch trong tháng 5 và tháng 6.

Sản lượng cà phê Robusta dự báo tiếp tục tăng 1,5 triệu bao và đạt mức cao kỷ lục 18,1 triệu bao. Lượng mưa dồi dào giúp phát triển trái cà phê tại bang sản xuất chính Espirito Santo, trong khi các thực hành quản lý mùa hàng tốt giúp sản lượng tăng ổn định tại bang Rondonia. Phần lớn cà phê Robusta bắt đầu thu hoạch vào tháng 4 và tháng 5. Tuy nhiên, tổng sản lượng cà phê Arabica và Robusta của Brazil dự báo giảm 6,8 triệu bao xuống còn 58 triệu bao. Nguồn cung nội địa giảm nên xuất khẩu cà phê Brazil dự báo giảm 5,4 triệu bao xuống còn 32 triệu bao và tồn kho cuối kì dự báo giảm 800.000 bao xuống 1,4 triệu bao. Tiêu dùng cà phê dự báo tiếp tục tăng và đạt mức cao kỷ lục 23,5 triệu bao.

Sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2019/20 dự báo đạt mức cao kỷ lục 32,2 triệu bao, tăng 1,8 triệu bao so với niên vụ trước do mở rông diện tích trồng cà phê cũng như thời tiết thuận lợi giúp tăng năng suất. Từ tháng 1 tới đầu tháng 4/2019, các khu vực trồng cà phê chính tại Tây Nguyên trải qua giai đoạn thời tiết khô và nắng theo mùa, cây cà phê được tưới nguồn nước thủy lợi. Mùa mưa trễ hơn thông lệ nhưng lượng mưa đủ trong suốt tháng 7 và tháng 8 giúp cây cà phê ra hoa kết trái thuận lợi. Với giá hạt tiêu giảm liên tục trong 3 năm qua, nông dân không còn thay thế cây cà phê bằng cây tiêu. Tuy nhiên, một số nông dân bắt đầu trồng sầu riêng, xoài, bơ và chanh dây trong các vườn cà phê. Xuất khẩu cà phê Việt Nam dự báo tăng 800.000 bao lên 25,5 triệu bao, tồn kho cuối kì dự báo tăng gấp đôi lên 4,1 triệu bao do giá cà phê gần đây không hấp dẫn, nông dân giữ lại cà phê, không bán.

Tổng sản lượng cà phê tại Trung Mỹ và Mexico dự báo giảm nhẹ 400.000 bao xuống 19,1 triệu bao do một số nước trong khu vực này gặp khó khăn trong phục hồi sản xuất sau dịch bệnh từng làm giảm sản lượng hồi niên vụ 2013/14. Sản lượng cà phê Mexico tăng nhờ thời tiết thuận lợi, giúp bù đắp suy giảm sản lượng tại Honduras, nơi nông dân giảm nỗ lực triển khai các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh do giá thấp và khả năng không được gia hạn các khoản vay hiện nay. El Salvador và Panama có sản lượng cà phê đạt lần lượt 650.000 bao và 75.000 bao do các nước này tiếp tục đối mặt với dịch bệnh và sản lượng cà phê vẫn chưa quay trở lại mức trước khi có bùng phát dịch bệnh. Nicaragua dự báo có sản lượng cà phê giảm 300.000 bao xuống còn 2,3 triệu bao do các khó khăn tài chính làm giảm sản lượng và năng suất. Xuất khẩu cà phê từ khu vực này dự báo giảm 800.000 bao xuống 15,5 triệu bao do nguồn cung khả dụng xuất khẩu giảm tại Honduras. Gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của khu vực này hướng đến thị trường EU và 1/3 đến thị trường Mỹ.

Sản lượng cà phê Colombia dự báo tăng 400.000 bao lên 14,3 triệu bao do thời tiết ổn định trở lại. Liên đoàn những người trồng cà phê quốc gia Colombia (FEDECAFE) ước tính từ năm 2012, khoảng một nửa trong 940.000ha cà phê của nước này đã được tái canh, phần lớn là các giống kháng bệnh gỉ sắt. Nỗ lực này đã giúp năng suất cà phê của nước này tăng hơn 30% lên 18,8 bao/ha và giảm độ tuổi trung bình cây từ 15 năm xuống còn 7 năm. FEDECAFE và chính phủ Colombia đã tái canh ước tính 82.000ha trong năm 2018, với mục tiêu tái canh 90,000ha cà phe hàng năm để đạt mục tiêu sản lượng cà phê 18 triệu bao trong những năm tới. Xuất khẩu cà phê Colombia dự báo tăng 200.000 bao lên 12,7 triệu bao, tồn kho cuối kì dự báo giảm nhẹ xuống 500.000 bao.

Sản lượng cà phê của Indonesia dự báo tăng nhẹ 100.000 bao lên 10,7 triệu bao, với sản lượng tăng chia đều giữa Arabica và Robusta. Sản lượng cà phê Robusta dự báo đạt 9,5 triệu bao nhờ điều kiện thời sản xuất thuận lợi tại các khu vực đất thấp tại nam Sumatra và Java, là các khu vực tập trung khoảng 75% tổng sản lượng cà phê. Bất chấp mưa lớn tại tây Java và vụ thu hoạch cà phê Arabica trễ hơn thường lệ, sản lượng cà phê Indonesia dự báo tăng nhẹ. Mặc dù các báo cáo gần đây đều cho rằng tổng sản lượng cà phê Indonesia có thể tăng mạnh trong 5 năm tới, những nhận định này không có cơ sở vững vàng bởi diện tích trồng cà phê không tăng đáng kể hoặc tồn tại bất cứ chương trình tái canh nào để thay thế các cây cà phê cũ bằng giống mới năng suất cao hơn, và mức sử dụng phân bón vẫn gần như không thay đổi. Xuất khẩu cà phê Indonesia dự báo bật tăng 1,4 triệu bao lên 6,3 triệu bao, chủ yếu nhờ tồn kho cuối kì năm ngoái ở mức cao.

Nhập khẩu cà phê của EU dự báo giảm 1,1 triệu bao xuống còn 48 triệu bao và chiếm hơn 40% tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê thế giới. Top các nhà cung cấp cà phê lớn nhất của EU là Brazil (29%), Việt Nam (25%), Honduras (8%), và Colombia (6%).

Mỹ là nước nhập khẩu cà phê lớn thứ thứ 2 thế igới, và dự báo giảm nhập khẩu 1 triệu bao, xuống còn 26,2 triệu bao. Các nước cung cấp cà phê lớn nhất cho Mỹ bao gồm Brazil (24%), Colombia (22%), Việt Nam (15%), và Guatemala (6%). Tồn kho cuối kì dự báo giảm 500.000 bao xuống còn 6,9 triệu bao nhưng tiêu dùng cà phê ít thay đổi sau khi tăng vào năm 2019.

Điều chỉnh số liệu ước tính niên vụ 2018/19

Sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2018/19 đạt 174,6 triệu bao, gần như không thay đổi so với ước tính hồi tháng 6/2019 của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Xuất khẩu cà phê thế giới tăng 2,5 triệu bao lên 120,1 triệu bao.

  • Xuất khẩu cà phê Brazil tăng 1,4 triệu bao lên 37,4 triệu bao do tồn kho cao hơn dự báo;
  • Xuất khẩu cà phê Bờ Biển Ngà tăng 300.000 bao lên 1,7 triệu bao do nguồn cung khả dụng xuất khẩu tăng.

Nhập khẩu cà phê thế giới tăng 2 triệu bao lên 115,7 triệu bao:

  • Nhập khẩu cà phê của Mỹ tăng 1,1 triệu bao lên 27,2 triệu bao do tiêu dùng và tồn kho đều tăng;
  • Nhập khẩu cà phê Colombia điều chỉnh tăng 400.000 bao lên 1,1 triệu bao do tăng nhập khẩu từ Peru và Honduras.

Tồn kho cà phê toàn cầu giảm 900.000 bao xuống còn 35,4 triệu bao:

  • Tồn kho cà phê Brazil giảm 1,7 triệu bao xuống còn 2,2 triệu bao do tăng xuất khẩu sang EU và Mỹ;
  • Tồn kho cà phê của EU tăng 600.000 bao lên 14,4 triệu bao;
  • Tồn kho cà phê Mỹ tăng 700.000 bao lên 7,4 triệu bao.

Theo USDA

Admin

Nhu cầu cà phê EU dự báo tăng, Việt Nam hiện là nhà cung cấp Robusta duy nhất

Bài trước

Việt Nam – nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai của EU vào năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao