Giá cà phê quốc tế tăng mạnh do các nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới là Brazil và Việt Nam đều có ước tính sản lượng giảm trong niên vụ kết thúc vào tháng 9/2020.

Nhu cầu cà phê tại châu Á đang tăng vọt. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tiêu dùng cà phê nội địa của Indonesia ước tăng 54%, của Việt Nam ước tăng 14% và của Trung Quốc ước tăng 16% trong giai đoạn 5 năm tính đến cuối tháng 9/2020. Đồng thời, chuỗi cà phê đang lớn mạnh của Trung Quốc là Luckin Coffee tiếp tục nâng tổng số lượng cửa hàng đến cuối quý 3/2019 lên 3.680, tăng tới 209,5% so với cùng kỳ năm 2018. Giá cà phê Arabica tương lai trong thời hạn gần tăng vọt gần 30% từ mức thấp hồi giữa tháng 11 lên gần 132 cents/pound, mức cao nhất kể từ tháng 9/2017.

Theo một báo cáo của USDA, Brazil dự báo đạt sản lượng cà phê 58 triệu bao loại 60kg trong niên vụ kết thúc vào tháng 9/2020, giảm 2% so với tháng 6 và giảm 10% so với cùng kỳ năm 2019. Brazil hạ dự báo sản lượng do hạn hán tại bang Minas Gerais, bang sản xuất cà phê lớn nhất tại Brazil. “Lượng mưa chỉ khoảng bằng 60% so với những năm trước”, theo người phát ngôn của nhà giao dịch cà phê Nhật Bản Ajinomoto AGF. Tồn kho cà phê tại Brazil dự báo giảm xuống còn 1,38 triệu bao loại 60kg và chỉ bằng 40% so với mức tồn kho cùng kỳ năm ngoái.

Sản xuất cà phê cũng được dự báo giảm tại các nước sản xuất khác. “ Xuất khẩu cà phê Việt Nam giảm 15% trong 11 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018”, theo Shiro Ozawa, nhà tư vấn cho hãng giao dịch cà phê đặc sản có trụ sở tại Tokyo Wataru and Co. Một số còn cho rằng Việt Nam cũng nhập khẩu cà phê từ Brazil.

Tại Honduras, nước sản xuất cà phê lớn thứ 6 thế giới, sản lượng dự báo giảm 7% trong niên vụ kết thúc vào tháng 9/2020, cũng do hạn hán.

Tiêu dùng cà phê vẫn ngày một tăng tại châu Á. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo tiêu dùng cà phê tăng vọt 14% trong niên vụ kết thúc vào cuối tháng 9/2020 so với thời điểm 5 năm trước. Xét tới tăng trưởng thu nhập và lối sống phương Tây hóa trong thói quen tiêu dùng các nền kinh tế mới nổi, tiêu dùng cà phê có thể không chậm lại, làm dấy lên mối lo đối với nguồn cung cà phê thế giới.

Giá cà phê quốc tế vẫn đang duy trì ở mức dưới 100 cents/pound trong suốt năm 2019, thậm chí còn trượt xuống mức 80 cents/pound vào mùa xuân 2019. Giá cà phê giảm đang đẩy nhiều nhà sản xuất tại Mỹ Latin phải từ bỏ sản xuất và chuyển sang các cây trồng khác. Nhưng diễn biến giá cà phê tăng vọt có thể chưa khiến giá bán lẻ tới người tiêu dùng cuối cùng tăng do nhiều nhà giao dịch đã đầu cơ giá từ trước. “Giá cà phê tại các cửa hàng hiện có thể sẽ không tăng bởi chúng tôi đã quyết định mức giá mua cà phê từ vài năm trước”, theo người phát ngôn tại Tully’s Coffee Nhật Bản cho hay.

Một đại diệnt ại một nhà giao dịch cà phê top đầu Nhật Bản cũng cho biết giá cà phê tương lai tăng sẽ không tác động tới giá cà phê trong hiện tại. “Nhưng nếu giá cà phê tương lai tiếp tục tăng thì chúng tôi có thể sẽ phải nhích giá”.

Nhưng liệu xu hướng này có tiếp tục diễn ra xét tới diễn biến tỷ giá đồng nội tệ Brazil là real, vốn đang vận động ngược chiều giá cà phê. Một đồng USD hiện mua được khoảng 4 đồng reals, sau khi đồng tiền của Brazil chạm mức thấp kỷ lục 4,26 reals/USD vào cuối thagns 11. Do hạt cà phê được giao dịch bằng đồng USD nên đồng real yếu đi  dẫn tới thúc đẩy xuất khẩu và làm tăng thu nhập của người sản xuất. “Đồng real yếu đi sẽ làm kìm hãm đà tăng giá cà phê”, theo ông Ozawa từ Wataru and Co.

Trong niên vụ bắt đầu từ tháng 10/2019, sản lượng cà phê tại Brazil dự báo tích cực hơn. Một số công ty nghiên cứu dự báo sản lượng cà phê Brazil sẽ đạt mức cao kỷ lục 66 triệu bao loại 60kg, kìm hãm đà tăng giá cà phê.

Theo Nikkei Asia
Admin

Nhu cầu cà phê EU dự báo tăng, Việt Nam hiện là nhà cung cấp Robusta duy nhất

Bài trước

Việt Nam – nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai của EU vào năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc