Đây là động thái mới nhất đẩy tranh cãi và có vẻ mâu thuẫn nhau giữa các tuyên bố với chính sách thực tế. Thags 2/2019, ông Durtete đã ký Luật thuế gạo và dỡ bỏ các hạn ngạch nhập khẩu trong một nỗ lực nhằm giảm nhẹ tình hình thiếu gạo và giá gạo tăng mạnh tại nước này. Động thái này diễn ra sau hàng loạt nỗ lực thất bại để giải quyết tình hình, bao gồm triển khai các quy định về giá và dán nhãn mới, đấu giá các nguồn cung gạo nội địa và một thái độ kiên quyết chối bỏ tình trạng thiếu hụt nguồn cung gạo trong nước.

Một lượng gạo lớn đã tràn vào Philippines sau khi luật thuế trên được thông qua, giúp giảm nhẹ tình trạng trên. Tuy nhiên, sau 9 tháng, ông Duterte thông báo trong một buổi họp báo đầu tháng này cho biết ông đã yêu cầu Bộ trưởng Nông nghiệp William Dar hoãn toàn bộ hoạt động nhập khẩu gạo nhằm hỗ trợ nông dân địa phương đang gặp khó khăn về nhập khẩu gạo, và kêu gọi chính phủ mua gạo với mức giá cổng trại.

Quyết định này ngay lập tức dẫn tới tình trạng hoang mang, khi Bộ Nông nghiệp thông báo hoạt động nhập khẩu gạo mà không cần điều chỉnh Luật Thuế nhập khẩu gạo. “Luật là luật. Nếu cần điều chỉnh thì luật sẽ phải được rà soát bởi cả hai viện”, theo người phát ngôn Bộ Nông nghiệp Noel Reyes cho hay. “Chúng tôi sẽ chờ chỉ đạo trực tiếp từ văn phòng tổng thống”. Ông cho biết thêm chỉ trong chưa đầy một năm kể từ khi luật được triển khai và mô tả rằng Luật này như “một đứa trẻ chưa tập đi”, nên vẫn còn quá sớm để bàn tới việc bỏ luật này.

Sau cuộc họp báo với ông Duterte, ông Dar phản hồi bằng cách đăng lên facebook cá nhân rằng “các biện pháp khắt khe hơn” sẽ được triển khai đối với xuất khẩu gạo – nhưng không đề cập tới các tuyên bố của ông Duterte. “Tất cả các nhà nhập khẩu gạo sẽ phải thủ hướng dẫn theo yêu cầu nhằm đảm bảo thông quan nhập khẩu an toàn dịch tễ”, ông Dar viết. “Chúng tôi đang nỗ lực theo đường hướng và chỉ đạo của tổng thống Rodrigo Duterte để giúp giá gạo giảm xuống mức hợp lý và cung cấp cho nông dân càng nhiều hỗ trợ càng tốt, giúp họ cạnh tranh với các đồng nghiệp tại ASEAN và các nước châu Á khác”.

Sau một tuần gây sóng gió, ông Duterte cuối cùng lại tuyên bố rằng ông “bị hiểu lầm”: “Chúng ta phải nhập khẩu bởi các nhà sản xuất nội địa không thể bù đắp thâm hụt và thị trường vẫn đang thiếu gạo”. Kết luận là: nhập khẩu gạo vẫn sẽ tiếp tục tại Philippines, bất chấp các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn đang được triển khai.

Theo Food Navigator Asia
Admin

Indonesia mời thầu 300.000 tấn gạo và cơ hội thị trường lớn trong năm 2024

Bài trước

Đấu giá cấp phép nhập khẩu bổ sung 200.000 tấn đường

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách