Công nghệ

FIC thành lập Việt Nam nhằm cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc, an toàn và chất lượng thực phẩm

Công nghệ blockchain đang được đặt làm trọng tâm chính yếu tại Trung tâm Tích hợp Thực phẩm Việt Nam (Vietnam Food Integrity Centre-FIC), đặt mục tiêu cải thiện tiêu chuẩn thực phẩm tại đất nước gặp nhiều bê bối về an toàn và vệ sinh thực phẩm như Việt Nam.

FIC là cơ quan đối tác công – tư để cải thiện tính toàn vẹn của chuỗi thực phẩm Việt Nam và hy vọng giải quyết 14/21 khuyến nghị mà WB đưa ra cho quản lý rủi ro an toàn thực phẩm tại Việt Nam. “Tại Việt Nam, an toàn thực phẩm là mối quan tâm lớn của cả người tiêu dùng và các nhà làm chính sách, là chủ đề thường xuyên xuất hiện trên truyền thông… và trong các thảo luận chính sách… Đây là kết quả của các vấn đề gian lận và mất an toàn thực phẩm liên tục lặp đi lặp lại”, báo cáo của WB Vietnam Food Safety Risks Management — Challenges and Opportunities, công bố năm 2017 cho thấy. “Những vấn đề này bao gồm dư lượng thuốc BVTV độc hại trong rau, kháng sinh và các thuốc thú y cấm bị phát hiện thường xuyên trong thịt; thực phẩm nguồn gốc động vật hỏng được giữ lại, chế biến và tiêu dùng, mức độ nhiễm vi khuẩn trong thịt ở mức cao thường xuyên được báo cáo”.

Trung tâm mới này sẽ tìm cách củng cố giám sát và theo dõi an toàn thực phẩm quốc gia, cải thiện quản lý dữ liệu. Khả năng truy xuất nguồn gốc cũng sẽ là trọng tâm chính do ngày càng nhiều các tác nhân trong ngành tìm cách phát triển cách tiếp cận chuỗi thực phẩm “từ nông trại tới bàn ăn”. Các quy trình kiểm tra và tuân thủ quy định cũng sẽ được tăng cường, cùng với các hoạt động truyền thông tập trung hơn.

John Keogh, chủ tịch của Shantalla Inc. và là sáng lập của sáng kiến này, cho biết trung tâm sẽ tập trung vào cải thiện tiếp cận công nghệ và tăng cường các tiêu chuẩn an toàn và truy xuất nguồn gốc trong toàn chuỗi thực phẩm. Trên hết, FIC sẽ hỗ trợ phát triển sản phẩm mới, xây dựng thương hiệu và đóng gói, xác nhận các nhãn gán “không thuốc BVTV” và “hữu cơ”.

Nhiều khách hàng nước ngoài muốn mua các sản phẩm từ Việt Nam, trung tâm này sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn để tìm kiếm và thử nghiệm các sản phẩm tốt nhất, hỗ trợ thành lập chuỗi cung ứng.

Cách tiếp cận theo đối tác

Ông Keogh cho biết các đối tác trong dự án bao gồm Grocery Manufacturers Association (GMA) Science và Education Foundation (SEF). “GS1 Việt Nam, thể chế chuyên về các tiêu chuẩn chuỗi cung ứng phi lợi nhuận thuộc Bộ Khoaa học và Công nghệ, cũng sẽ tham gia cùng chúng tôi để cung cấp đào tạo và tập huấn về các tiêu chuẩn GS1”.

Bộ phận công nghệ sẽ được quản lý bằng các giải pháp TMA, một nhà phát triển phần mềm tại Sài Gòn, hoạt động toàn cầu. “TMA sẽ trở thành đối tác phát triển của chúng tôi và sử dụng một blockchain cung từ từ đối tác Slovenia là OriginTrail”, ông giải thích. “Mảng tư vấn sẽ được quản lỷ bởi Bluewave Advisory cùng với Shantalla Inc và các bên khác”.

Ông Keogh cũng cho biết trung tâm nhận được sự hỗ trợ từ INEXTO, một giải pháp chống giả mạo và truy xuất nguồn gốc từ Thụy Sĩ, sẽ cung cấp “nền tảng truy xuất nguồn gốc hàng đầu thế giới” cho các khách hàng của trung tâm.

Theo ông Keogh, kế hoạch hiện nay là phát triển tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược cho FIC, đồng thời hình thành kế hoạch kinh doanh, bao gồm xác định các dự án và các nhà tài trợ quốc tế”.

FIC đã được ra mắt trong tuần này nhưng hiện vẫn có trụ sở đặt cùng với công ty phân tích phòng thí nghiệm Hoàn Vũ cho tới khi kế hoạch chiến lược hoàn tất. “Năng lực cải tiến và ươm ủ sẽ được ưu tiên do chúng tôi có một số công ty cần hỗ trợ kỹ thuật an toàn thực phẩm, thiết lập chuỗi cung ứng, thương hiệu và chiến lược thị trường, bao gồm hiểu biết về các quy định pháp lý tại thị trường đích”, ông Keogh cho hay.

Theo nhà sản xuất mật ong Nhiêu Lộc, “chúng tôi sử dụng phòng thí nghiệm Hoàn Vũ để kiểm soát 100% nguyên liệu thô và thành phẩm. Các báo cáo kiểm tra của họ được các nhà đóng gói Mỹ chấp nhận và hiện họ đang đảm nhiệm việc thử mẫu và đóng dấu cho một trong những nhà nhập khẩu mật ong lớn nhất tại Mỹ. FIC sẽ càng củng cố thêm mức độ tin cậy cho tổ chức này”.

Chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm của Việt Nam hiện có 5 mục tiêu chính: Cải thiện hiểu biết và thực hành an toàn thực phẩm; củng cố năng lực hệ thống quản trị an toàn thực phẩm; cải thiện mạnh mẽ an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm; cải thiện mạnh mẽ an toàn thực phẩm ở khâu bán lẻ; và ngăn chặn hiệu quả ngộ độc thực phẩm.

Theo Food Navigator
Admin

Nước mía cô đặc đông lạnh Việt Nam được cấp bằng sáng chế tại Mỹ

Bài trước

Giao đồ ăn dùng ứng dụng trực tuyến là xu hướng còn kéo dài

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Công nghệ