Thực phẩm và Đồ uống

Củng cố tương lai? Trung Quốc bắt đầu tăng cường dinh dưỡng hàng loạt cho các loại thực phẩm thiết yếu để chống tình trạng thiếu dinh dưỡng

0

Trung Quốc đang cân nhắc bắt buộc tăng cường dinh dưỡng hàng loạt cho các loại thực phẩm thiết yếu khác nhau để tăng cường sức khỏe cộng đồng và chống lại tình trạng thiếu dinh dưỡng.

Trung tâm Quốc gia về Đánh giá Rủi ro An toàn Thực phẩm Trung Quốc (CFSA) vừa vạch ra đề xuất chi tiết về bắt buộc tăng cường vi dưỡng chất hàng loạt thực phẩm thiết yếu tại nước này, bao gồm các nhóm thực phẩm như sữa, gạo, bột mỳ và dầu thực vật. “Thảo luận chuyên gia kết luẩn ằng cần phải triển khai việc bổ sung trên diện rộng một số loại dinh dưỡng nhất định trong các sản phẩm thực phẩm, với trọng tâm vào các loại dinh dưỡng mà người Trung Quốc tương đối thiếu hụt”, theo CFSA thông báo. “Theo các quy định này, tăng cường dưỡng chất trên diện rộng sẽ được thực thi theo loại dinh dưỡng và các nhóm thực phẩm liên quan – ví dụ sẽ bắt buộc bổ sung vitamin A và D vào sữa thanh trùng hoặc các sản phẩm sữa lên men; bổ sung vitamin B1 và B2 cũng như acid folic vào gạo và lúa mỳ; và bổ sung sắt vào nước tương đậu nành. “Đó là vì những chất này được coi là chất dinh dưỡng bổ sung ưu tiên cao dựa trên dữ liệu dinh dưỡng hiện nay – ví dụ dầu thực vật, chúng ta đều biết rằng người tiêu dùng Trung Quốc nhiều khả năng thiếu vitamin A và D nên bổ sung những chất này sẽ là quy định bắt buộc”.

Ngoài những chất nói trên, các doanh nghiệp thực phẩm sẽ có thể bổ sung các loại chất dinh dưỡng khác vào thực phẩm thiết yếu trên cơ sở tự nguyện. “Đối với mỗi nhóm thực phẩm thiết yếu, các lựa chọn sẽ được đưa ra nếu các chất dinh dưỡng bổ sung là cần thiết – ví dụ sữa bò sẽ có lựa chọn bổ sung vitamins K, B2, B6, B12​​, iacin, magie,…; dầu thực vật có thể lựa chọn bổ sung vitamin E; lúa mỳ có thể bổ sung vitamin A và D; gạo có thể bổ sung iacin,… “Lượng bổ sung vào thực phẩm phải thấp hơn hạn mức theo quy định để đảm bảo an toàn và sức khỏe cộng đồng”.

Các khoáng chất như đồng, mangan, kali và phốt pho được phân loại là rủi ro thiếu hụt thấp nên cơ chế tự nguyện bổ sung các chất này sẽ không được đưa vào dự thảo quy định.

Tự nguyện bổ sung dinh dưỡng

Ngoài các nhóm thực phẩm thiết yếu đề cập bên trên thuộc nhóm bổ sung bắt buộc, CFSA cũng nhấn mạnh hơn 50 nhóm thực phẩm được khuyến nghị bổ sung dinh dưỡng, mặc dù bổ sung dinh dưỡng cho nhóm thực phẩm này không bắt buộc và hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện.

Tuy nhiên, nếu chính sách bổ sung dinh dưỡng được triển khai thì sẽ phải tuân thủ các hướng dẫn hạn mức bổ sung dinh dưỡng trong khuôn khổ một số quy định mới. “Có quá nhiều loại thực phẩm và đồ uống khác nhau trên thị trường, rất nhiều trong số này có thể bổ sung dinh dưỡng để mang tới lợi ích cho người dân – từ các đồ ăn vặt cho tới các loại trái cây chế biến tới các sản phẩm từ hạt tới kẹo, bánh mì, bánh quy, các đồ uống không cồn và nhiều thực phẩm – đồ uống khác”, cơ quan này nhấn mạnh. “CFSA cũng đã chuẩn bị các hướng dẫn để hỗ trợ các doanh nghiệp thực phẩm tự nguyện bổ sung dinh dưỡng cho các sản phẩm thực phẩm và đồ uống khác, nằm trong khuôn khổ các loại dinh dưỡng được phép bổ sung vào các sản phẩm thực phẩm cụ thể với hạn mức cho phép. “ví dụ, cà phê hoặc trà có thể được bổ sung vitamin C hoặc D hoặc các khoáng chất như sắt và canxi - nhưng không phải là vitamin K, acid folic hay selen”.

Theo Food Navigator Asia

Admin

Cuộc khủng hoảng gạo? Những người nghèo nhất châu Á đối mặt với thiếu hụt dinh dưỡng do CO2

Bài trước

Nếu nghĩ rằng 20-30 năm nữa, nông nghiệp vẫn vậy, xin đề nghị nghĩ lại…

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc