Thực phẩm và Đồ uống

Việt Nam tăng tốc xuất khẩu nông sản những tháng cuối năm 2022

0

Ngành nông nghiệp Việt Nam đang tận dụng mọi nguồn lực để thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu trong quý 4/2022 thông qua tập trung vào chế biến sâu, chất lượng cao và các thị trường chính nhằm đạt mục tiêu xuất khẩu 55 tỷ USD cho cả năm 2022. Dữ liệu công bố từ Bộ NNPTNT cho thấy trong 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt 40,8 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2021. 7 nhóm hàng hóa có giá trị xuất khẩu vượt 2 tỷ USD là thủy sản, cà phê, gạo, cao su, rau quả, hạt điều, gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

Theo VASEP, hiệp hội đại diện cho các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 8,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2022, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó xuất khẩu tôm mang về gần 3,4 tỷ USD, tăng 23%, trong khi xuất khẩu cá tra đạt gần 2 tỷ USD, tăng tới 82%. Về thị trường xuất khẩu, xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU đã vượt 1 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2020, tăng tới 41% so với cùng kỳ năm 2021. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam vơi sgias trị 1,8 tỷ USD, tăng 22%; trong khi xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất trong các thị trường, đạt 76%, đạt 1,35 tỷ USD. Dự báo xuất khẩu thủy sản sẽ đạt 10 tỷ USD đến cuối tháng 11/2022.

Đối với rau quả, giá trị xuất khẩu giảm 11% xuống còn 2,45 tỷ USD do xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh 30,5% so với cùng kỳ năm 2021 xuống chỉ còn 1,06 tỷ USD. Do đó, ngành này đang đua nước rút đạt mục tiêu xuất khẩu 3,2 tỷ USD trong cả năm 2022. Theo tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên, tin tốt là lô sầu riêng đầu tiên của Việt Nam đã được xuất khẩu sang Trung Quốc qua kênh chính ngạch sau thỏa thuận giữa Bộ NNPTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Một trong những hàng hóa được kỳ vọng tăng trưởng mạnh trong những tháng cuối năm là gạo. Trong 9 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu gạo đạt 2,6 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2021. Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 6,3 – 6,5 triệu tấn gạo trong năm 2022, với giá trị xuất khẩu đạt 3,2 – 3,3 tỷ USD.

Theo tổng thư ký VASEP Trương Đình Hòe, ngành thủy sản kỳ vọng tăng trưởng bùng nổ trong những tháng cuối năm 2022 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho các kỳ nghỉ lễ. Nhưng khi nhiều nước đang đối mặt với lạm phát, sức mua yếu đi, ngành này sẽ chuyển dịch sang các sản phẩm chế biến có mức giá mềm hơn để thúc đẩy nhu cầu.

Đối với trái cây, Việt Nam đang tận dụng lợi thế trên các thị trường khó tính nên các doanh nghiệp nỗ lực đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm để thâm nhập thị trường tốt hơn. Ví dụ, thị trường Mỹ có nhu cầu lớn đối với trái cây, lên tới 12 triệu tấn/năm, theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy từ Cục Xúc tiến Thương mại cho hay.

Hiện ngành nông nghiệp Việt Nam đang tiến tới hoàn thành mục tiêu năm 2022. Với tình hình xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2022, nếu các doanh nghiệp Việt Nam có thể “nắm bắt các tín hiệu thị trường” thành công, mục tiêu xuất khẩu 55 tỷ USD trong năm 2022 là nằm trong tầm tay.

Theo VNS

Admin

Dừa và sầu riêng đông lạnh Việt Nam sắp được cấp phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Bài trước

Thặng dư thương mại nông sản tăng gần gấp đôi trong quý 1/2024 nhờ giá cà phê, gạo tăng mạnh

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc