0

Người nông dân tại Bắc Dakota Jennifer Meyer thường dành ít nhất 20% diện tích đất nông nghiệp lên tới gần 1.012h cô sở hữu để trồng ngô và cung cấp nguồn nguyên liệu tiện lợi cho gia súc mà cô nuôi.

Nhưng năm 2022, cô đang tìm kiếm một cây trồng khác cho 20% diện tích đất nói trên, ở gần Wilton do cô không thể tìm nguồn phân bón cần thiết để trồng ngô. Thay vì trồng ngô, cô Meyer đang có ý định trồng dậu tương do tìm thấy loại thuốc BVTV cần thiết để triển khai trồng đậu tương. “Đó là một trong những yếu tố quan trọng nhất”, cô Meyer cho hay. “Tìm thấy thứ gì đó có thể dùng để diệt cỏ”.

Các vấn đề chuỗi cung ứng toàn cầu và lạm phát đang đẩy giá phân bón tăng vọt và khiến nhiều nhà cung cấp cạn kiệt hàng. Hạn chế canh tác lúa mỳ và ngô bởi hai cây trồn này cần sử dụng rất nhiều phân bón giá cao, có thể đẩy chi phí bánh mỳ, ngũ cốc và các thực phẩm thiết yếu khác tăng. Và nhu cầu đối với lúa mỳ và ngô Mỹ có thể tiếp tục tăng khi Ukraine và Nga bước vào giai đoạn chiến tranh toàn diện và làm gián đoạn các lô hàng từ hai nước xuất khẩu chính này. Nga là nước sản xuất và xuất khẩu potash lớn, đồng thời cũng là nước xuất khẩu lớn khí thiên nhiên – nguyên liệu chính để sản xuất phân đạm. Nga và Ukraine tổng cộng chiếm 29% tổng xuất khẩu lúa mỳ toàn cầu và 19% tổng xuất khẩu ngô toàn cầu. Hiện nhiều nhà giao dịch đang ráo riết tìm nguồn cung thay thế khi căng thẳng leo thang.

Các hàng hóa liên quan đến ngũ cốc và bánh ngọt góp phần kéo giá tiêu dùng tại Mỹ tăng mạnh nhất trong 40 năm và nguồn cung nông sản yếu đi có thể khiến lạm phát giá thực phẩm tiếp tục tăng trong năm 2022. Trong khi đó, đậu tương được dùng chủ yếu trong TACN và nhiên liệu sinh học. Nông dân Mỹ đang tăng cường xuống giống vụ đông tại các khu vực như Kansas và Oklahoma, làm dấy lên lo ngại có thể làm gia tăng cú shock giá. Giá cũng đang rất cao đối với các loại ngũ cốc khác tại các vùng đồng bằng như lúa đại mạch, tiểu mạch và hạt cải, có thể hạn chế sản lượng lúa mỳ vụ xuân. Các nhà phân tích tư nhân cũng đã hạ dự báo đối với sản xuất lúa mỳ vụ xuân. “Nếu bạn tính toán ngân sách thì lúa mỳ sẽ đứng chót bảng nếu tính lợi nhuận trên diện tích gieo trồng”, theo Frayne Olson, một nhà kinh tế học nông nghiệp tại đại học bang North Dakota.

Hơn nữa, các nguồn cung giống lúa mỳ vụ xuân cũng khan hiếm tại một số khu vực do hạn hán năm ngoái hoành hành khắp miền đồng bằng phía bắc nước Mỹ. nên nông dân không để được lại lượng giống cần thiết cho vụ mùa năm nay. “Tôi có khoảng 20% lượng giống tôi thường có và cũng đã bán hết”, theo Bryan Jorgensen, người trồng và bán giống lúa mỳ gần Ideal, South Dakota. “Nguồn cung đang rất thấp”. Mỹ sẽ công bố dự báo diện tích trồng trọt năm 2022 cập nhật vào ngày 25/2. Các nhà phân tích mà Reuters khảo sát ước tính diện tích trồng ngô giảm khoảng 1,7% so với năm ngoái và diện tích trồng đậu tương tăng khoảng 2,3%. Đậu tương cần ít phân bón hơn ngô hay lúa mỳ.

Ngay cả khi giá lúa mỳ tăng vọt trong những ngày gần đây do căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine, nông dân Mỹ vẫn hướng tơi các cây trồng có chi phí sản xuất thấp hơn để duy trì hoạt động trong suốt mùa vụ tới. “Giá trị các nông sản đều tốt”, theo Dennis Haugen,  một nông dân đã nghỉ hưu tại Bắc Dakota chuyên kinh doanh giống. “Giá biến động điên cuồng và nông dân sẽ tăng trồng các loại đậu, vốn dùng ít phân bón hơn”.

Theo Reuters

Admin

Giá lương thực FAO tiếp tục giảm trong tháng 1/2024 chủ yếu do giá lúa mì và ngô giảm

Bài trước

Chỉ số giá thực phẩm FAO giảm đáng kể vào năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc