0

Các bộ đang thắt chặt hợp tác lẫn nhau và với các nhà đồng cấp Trung Quốc để giải quyết các khó khăn trong xuất khẩu nông sản tại biên giới hai nước.

Từ ngày 18/8, Trung Quốc đã nâng mức các biện pháp ngăn ngừa đại dịch COVID-19 đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc, thay đổi rất mạnh quy trình vận chuyển hàng xuất khẩu tại các cửa khẩu giữa hai nước, theo thông tin từ Bộ Công thương (MOIT). Theo đó, Trung Quốc không cho phép các lái xe và chủ hàng Việt Nam đặt chân vào các khu vực cửa khẩu của nước này. Lái xe Trung Quốc sẽ tiếp nhận các xe tải vận chuyển hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại khu vực cửa khẩu Pò Chài. Sau khi hàng hóa được dỡ khỏi xe, lái xe Trung Quốc sẽ trao trả phương tiện cho các lái xe Việt Nam đang chờ tại các khu vực cửa khẩu. Hệ quả là hàng trăm xe tải vận chuyển nông sản và hàng hóa Việt Nam tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn phải chờ để được xuất khẩu sang Trung Quốc, theo báo Người Lao động.

Chi cục Hải quan Lạng Sơn cho hay thông quan cho nông sản xuất khẩu Việt Nam và trái cây tươi triển khai rất chậm do nhiều quy trình thủ tục và quy định nghiêm ngặt để ngăn ngừa dịch bệnh do phía Trung Quốc đặt ra. Từ ngày 18-23/8, hải quan cửa khẩu Tân Thanh đã tiến hành quy trình thông quan cho gần 900 xe tải chở nông sản. Đồng thời, tại cửa khẩu Hữu Nghị, lượng hàng hóa thông quan mỗi ngày khá hạn chế do các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh nghiêm ngặt của phía nước bạn. Ông Nguyễn Hữu Vương, phó giám đốc chi cục hải quan Lạng Sơn, cho hay với tình hình này, các văn phòng hải quan cửa khẩu ưu tiên các xe tải chở trái cây và nông sản tươi để thông quan vào buổi sáng. “Ưu tiên này sẽ tránh thời gian và chi phí chờ đợi, tối thiểu hóa thiệt hại cho các doanh nghiệp”, ông Vương cho hay.

Để dỡ bỏ những khó khăn này, thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết tỉnh Lạng Sơn đã đề xuất rà soát và cải thiện quy trình vận chuyển và thông quan hàng hóa tại cả khẩu, đảm bảo ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch nhưng không gây cản trở cho các hoạt động xuất nhập khẩu. Các lãnh đạo Bộ Công thương cũng đã làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để tìm kiếm các giải pháp về dỡ bỏ những khó khăn trong xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu phía Bắc. Đồng thời, Bộ trưởng Thương mại Nguyễn Hồng Diên đã gửi thư tới Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc và các nhà chức trách tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đề xuất thuận lợi hóa thông quan cho hàng hóa nông sản và trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. UBND tỉnh Lạng Sơn cần phối hợp chặt chẽ với Bộ để thảo luận với phía Trung Quốc nhằm thay đổi các biện pháp ngặt nghèo đang gây ra rất nhiều cản trở cho các hoạt động thương mại giữa hai nước.

Về dài hạn. Bộ Công thương khuyến khích các doanh nghiệp trong nước chuyển các họat động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sang hình thức chính ngạch và chỉ vận chuyển hàng tới cửa khẩu khi có hợp đồng với khách hàng. Các doanh nghiệp cũng cần triển khai các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu về chất lượng, an toàn thực phẩm, khả năng truy xuất nguồn gốc và mã vùng trong cho sản xuất nông sản. Điều này sẽ giúp đẩy nhanh quy trình thông quan, Bộ Công thương khuyến nghị.

Đồng thời, Bộ NNPTNT và Bộ Ngoại giao sẽ hợp tác để giải quyết vấn đề này trong các cuộc họp với phía Trung Quốc trong thời gian tới. Đề xuất này đã được Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh đưa ra hồi tuần trước trong cuộc họp với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ về hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cuộc họp này nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp sắp tới của Hội đồng Ban chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt Nam – Trung Quốc. Theo thứ trưởng Doanh, Trung Quốc có nhu cầu lớn đối với nông sản Việt Nam do Việt Nam có nguồn cung nông sản nhiệt đới dồi dào. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất hiện nay trong xuất khẩu các mặt hàng này sang Trung Quốc là Trung Quốc thường xuyên thay đổi chính sách biên mậu.

Thứ trưởng Vũ cho hay Bộ Ngoại giao sẽ làm việc với phía Trung Quốc để dỡ bỏ rào cản này, tạo các điều kiện thuận lợi cho nông sản Việt Nam. Ông Vũ cho biết “Bộ Ngoại giao sẽ thắt chặt hợp tác với Bộ NNPTNT nhằm tạo thêm thuận lợi cho xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc”. Ban đầu, hai bộ sẽ thúc đẩy trao đổi thông tin và có những khuyến nghị cụ thể về vấn đề này. Hai bộ cũng sẽ tăng cường kết nối để tăng hiệu quả giải quyết các vấn đề trong các hoạt động thương mại. Ông Vũ cho biết trong tình hình kinh tế hiện nay, nông nghiệp là một trụ cột quan trọng của nền kinh tế, không chỉ đáp ứng tiêu dùng nội địa mà còn hoàn thành các mục tiêu xuất khẩu. Trong đó, Trung Quốc là thị trường tiềm năng cho nhiều nông sản Việt Nam.

Theo Vietnam News

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách