0

Chỉ số giá thực phẩm FAO (FFPI) đạt trung bình 123 điểm trong tháng 7/2021, giảm 1,5 điểm (1,2%) so với tháng 6 nhưng vẫn cao hơn 29,1 điểm (31%) so với cùng kỳ năm 2020. Giảm chỉ số FFPI trong tháng 7 chủ yếu do giảm giá ngũ cốc, sữa và dầu thực vật mạnh hơn mức tăng giá thịt và giá đường trong tháng thứ 2 liên tiếp.

Chỉ số giá ngũ cốc FAO đạt trung bình 125,5 điểm trong tháng 7/2021, giảm 3,8 điểm (3%) so với tháng 6 nhưng vẫn cao hơn 28,6 điểm (29,6%) so với cùng kỳ năm 2020. Giá ngô trên thị trường quốc tế giảm 9,1 điểm (6%) so với tháng 6 nhờ năng suất cao hơn dự báo tại Argentina và triển vọng sản xuất tích hơn tại Mỹ. Trung Quốc hủy nhiều đơn hàng nhập khẩu ngô vụ cũng cũng gây áp lực lên giá ngô trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, giá ngô được đẩy lên nhờ những lo ngại dai dẳng về tình hình sản xuất tại Brazil – nơi khả năng lịch trình sản xuất sẽ muộn hơn nhiều so với năm 2020 và giá nội địa cao khuyến khích nông dân bán ngô cho thị trường nội địa. Giá xuất khẩu lúa mạch và hạt kê cũng giảm trong tháng 7 với mức giảm lần lượt là 8,3 điểm (6,4%) và 8,7 điểm (5,3%), chủ yếu do những lo ngại về tình hình sản xuất tại Bắc Mỹ – nơi đợt khô hạn dai dẳng có thể làm giảm năng suất lúa mỳ tại Canada và lúa mỳ vụ xuân tại Mỹ - tiếp tục bao phủ thị trường. Ngược lại, mưa lớn đe dọa sản xuất tại nhiều khu vực cảu châu Âu, trong khi năng suất lúa mỳ thu hoạch sớm của Nga thấp hơn so với dự báo. Tại Nam bán cầu, tại Argentina và Úc, triển vọng sản xuất tiếp tục thuận lợi. Giá gạo trên thị trường quốc tế tiếp tục đà giảm trong tháng 7 và chạm mức thấp nhất trong 2 năm do nguồn cung vụ thu hoạch mới và diễn biến tỷ giá cộng hưởng khiến tốc độ bán hàng chậm lại. Chi phí vận chuyển cao và những khó khăn trong logistics cũng cản trở xuất khẩu gạo.

Chỉ số giá dầu thực vật FAO đạt trung bình 155,4 điểm trong tháng 7/2021, giảm 2,2 điểm (1,4%) so với tháng 6 và là tháng giảm điểm thứ hai liên tiếp xuống mức thấp nhất trong 5 tháng. Giá dầu thực vật giảm phản ánh giá dầu đậu tương, giá dầu hạt cải và giá dầu hạt hướng dương đồng thời giảm, với mức giảm mạnh hơn mức giá tăng dầu cọ. Giá dầu cọ tăng nhẹ trong tháng 7/2021 trên thị trường quốc tế do sản lượng thấp hơn dự báo tại các nước sản xuất dầu cọ chính giữa bối cảnh thiếu lao động nhập cư, chủ yếu tại Malaysia. Ngược lại, giá dầu đậu tương giảm trong tháng 7 vừa qua chủ yếu do áp lực từ chính sách giảm mức pha trộn nhiên liệu sinh học tại Argentina. Đồng thời, giá dầu hạt cải và giá dầu hạt hướng dương cũng giảm, phản ánh nhu cầu nhập khẩu yếu đi trên thị trường thế giới và triển vọng nguồn cung tốt trong niên vụ 2021/22.

Chỉ số giá sữa FAO đạt trung bình 116,5 điểm trong tháng 7/2021, giảm 3,4 điểm (2,8%) so với tháng 6, giảm tháng thứ 2 liên tiếp sau 12 tháng tăng điểm liên tiếp trước đó. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn cao hơn 14,7 điểm (14,5%) so với cùng kỳ năm 2020. Trong tháng 7, tất cả các chỉ số thành phần của chỉ số giá sữa đều giảm, với giá sữa bột gầy giảm mạnh nhất, theo sau là giá bơ, giá bột nguyên kem và giá phô mai, chủ yếu phản ánh nhu cầu nhập khẩu đối với nguồn cung giao ngay. Hoạt động giao dịch chậm lại tại Bắc Bán Cầu do các kỳ nghỉ mua fhè công jvới dự báo nguồn cung xuất khẩu khả dụng tăng trong thời gian tới, đặc biệt là từ châu Đại Dương, cũng gây áp lực lên giá sữa trên thị trường quốc tế.

Chỉ số giá thịt FAO* đạt trung bình 110,3 điểm trong tháng 7/2021, tăng nhẹ so với tháng 6, đưa chỉ số này lên cao hơn 19,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong tháng 7 vừa qua, chỉ số giá thịt gia cầm tăng mạnh nhất, chủ yếu do Đông Á tăng mạnh nhập khẩu giữa bối cảnh sản xuất tại các một số khu vực sản xuất không thể mở rộng, trong khi giá thịt cừu tăng do nhu cầu nhập khẩu cao và nguồn cung từ châu Đại dương giảm theo mùa. Giá thịt bò cũng tăng, phản ánh nguồn cung giảm trên thị trường toàn cầu khi nguồn cung từ các nước sản xuất chính giảm và nhu cầu nhập khẩu tiếp tục ở mức cao, đặc biệt là tại Trung Qucốc. Ngược lại, giá thịt lợn giảm do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc giảm, vượt qua tác động của nguồn cung thịt lợn từ Đức yếu đi do sự lây lan của dịch tả lợn tại một số trang trại chăn nuôi của nước này.

Chỉ số giá đường FAO đạt trung bình 109,6 điểm trong tháng 7, tăng 1,8 điểm (1,7%) so với tháng 6, là tháng tăng điểm thứ 4 liên tiếp và là mức cao nhất kể từ tháng 3/2017. Giá đường trên thị trường quốc tế tăng chủ yếu liên quan tới những tin tức về tác động của các đợt lạnh gần đây lên năng suất mùa màng tại Brazil, nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới – vốn trước đây đã chịu tác động tiêu cực bởi thời tiết khô kéo dài. Giá dầu thô tăng, có xu hướng khuyến khích các nhà sản xuất tại Brazil tăng tỷ trọng mía đường sử dụng cho sản xuất ethanol, cũng là yếu tố giúp đẩy giá đường thế giới tăng. Tuy nhiên, mức tăng giá đường trên thị trường thế giới bị kìm hãm bởi triển vọng sản xuất bội thu tại Ấn Độ và đông real Brazil yếu đi so với đồng USD.

*Không giống các nhóm hàng hóa khác, phần lớn giá dùng để tính toán Chỉ số giá thịt của FAO không có sẵn khi Chỉ số giá thực phẩm của FAO được tính toán và công bố nên Chỉ số giá thịt trong những tháng gần đây đến từ giá quan sát và dự báo. Vào thời điểm này, chỉ số giá này cần những điều chỉnh lớn trong giá trị Chỉ số giá thịt FAO, có thể tác động tới Chỉ số giá thực phẩm FAO nói chung.

Theo FAO

Admin

Sau bảy tháng giảm, chỉ số giá thực phẩm FAO tăng trong tháng 3/2024, chủ yếu do giá dầu thực vật thế giới tăng cao

Bài trước

Chỉ số giá thực phẩm FAO giảm trở lại trong tháng 2, chủ yếu do giá ngũ cốc thế giới giảm

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc