0

Người tiêu dùng cà phê toàn cầu đang tìm kiếm các nguồn cung cà phê bổ sung để bù đắp vào khoảng trống gây ra bởi đợt lạnh bất thường tại Brazil nhưng không thể trông chờ vào Việt Nam trong thời điểm này.

Xuất khẩu cà phê từ Việt Nam – nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới – đang giảm do tồn kho của nông dân cạn kiệt, tình hình COVID-19 ngày càng nghiêm trọng và tình trạng khan hiếm container dai dẳng. Xuất khẩu cà phê có thể tiếp tục giảm cho tới tháng 9, theo các công ty xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam là tập đoàn Intimex và Simexco Đăk Lăk. “Nông dân cho biết họ đã cạn kiệt dự trữ cà phê và không thể tận dụng cơ hội kinh doanh từ đợt tăng giá này”, theo ông Đỗ Hà Nam, chủ tịch công ty xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam là tập đoàn Intimex. “Chúng tôi không thể thu mua cà phê trong hơn 1 tháng vừa qua”.

Giá cà phê Arabica giao dịch trên thị trường New York tuần này chạm mức cao nhất kể từ năm 2015, khi đợt lạnh bất thường đang gây thiệt hại nặng nề cho các vườn cà phê tại Brazil. Tình hình này cũng kéo giá cà phê Robusta giao dịch trên thị trường Luân Đôn lên mức cao nhất kể từ năm 2017. Giá cà phê Arabica đã tăng 24% trong tháng này và giá cà phê Robusta tăng khoảng 13%. “Các nhà xuất khẩu không hưởng lợi nhhiều từ đợt tăng giá này”, theo ông Phan Hùng Anh, giám đốc điều hành CTCP Thương mại Cà phê Quang Minh tại tỉnh Bình Dương. “Chi phí vận chuyển liên tục tăng không khuyến khích các nhà nhập khẩu mua hàng từ Việt Nam. Chúng tôi không có bất cứ hợp đồng mới nào để thu mua cà phê từ nông dân. Chi phí vận chuyển từ Việt Nam tới châu Âu lên tới 10.000 USD/container, cao gấp 6 – 7 lần so với cùng kỳ năm 2020, ông Anh cho hay các lô hàng xuất khẩu của công ty trong năm 2021 đã giảm từ 20% từ mức khoảng 50.000 tấn trong năm 2020.

Theo khảo sát các nhà giao dịch, các nhà xuất khẩu từ Việt Nam không hưởng lợi nhiều từ đợt bùng nổ giá trên thị trường cà phê gần đây do tồn kho cà phê tại các nhà kho trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đều đã có giá cố định. “Chúng tôi không có đủ nguồn cung để đáp ứng nhu cầu tới cuối vụ hiện nay”, theo ông Lê Tiến Hùng, chủ tịch Simexco Đăk Lăk, công ty xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 của Việt Nam cho biết. Các nhà xuất khẩu lo ngại khó khăn trong ngành logistics sẽ kéo dài cho tới hết năm nay, khi vụ thu hoạch mới bắt đầu và xuất khẩu tăng trở lại mức bình thường. Số ca nhiễm virus corona tăng vọt trong thời gian gần đây là một mối lo khác.

Theo Bộ Y tế, tại 5 tỉnh Tây Nguyên – khu vực sản xuất cà phê chính của Viêt Nam – số ca nhiễm đã tăng lên gần 300 tínhg tới giữa tuần này. Lệnh giãn cách xã hội đã được triển khai tại Buôn Ma Thuột và 1 huyện. Lệnh giãn cách xã hội cũng kéo dài tại các địa phương khác tại Đăk Lăk – tỉnh chiếm 1/3 sản lượng cà phê của Việt Nam, theo ông Trần Đức Minh, chủ tịch Hiêp hội Cà phê Buôn Mê Thuột. Ông Minh lo ngại rằng số ca nhiễm có thể tăng do hàng ngàn lao động tại miền nam – tâm dịch của Việt Nam hiện nay – trở về nhà để tránh dịch.

Ông Hùng của Simexco cho biết hoạt động thu hoạch có thể chậm nếu đợt dịch này kéo dài cho tới khi vụ thu hoạch cà phê đạt đỉnh vào tháng 11, đồng thời sản lượng cà phê có thể giảm do lượng mưa giảm và thiếu đầu tư. Trong khi phần lớn các nhà giao dịch cho biết vẫn còn quá sớm để đưa ra dự báo, 5/11 người được khảo sát cho rằng họ dự báo sản lượng cà phê Việt Nam sẽ ở mức tốt, với 2 người nhận định có khả năng sản lượng tăng từ 6 – 10% so với sản lượng 1,7 triệu tấn trong niên vụ trước.

Theo Bloomberg

Admin

Gián đoạn thương mại đẩy chi phí vận chuyển tăng cao vào năm 2024

Bài trước

Tác động lên thị trường hàng hóa do sự hỗn loạn ở Biển Đỏ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao