0

Giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 gây ra nhiều khó khăn và gián đoạn, xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2021 vẫn đạt 22,5 tỷ USD, tăng tới 30,1% so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, giá trị xuất khẩu nông sản chính ước đạt 7,78 tỷ USD, tăng 13% trong cùng kỳ so sánh; xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt 166 triệu USD, tăng 43,9%; xuất khẩu thủy sản đạt 3,24 tỷ USD, tăng 12%; và xuất khẩu các sản phẩm lâm sản chính đạt 7,06 tỷ USD, tăng 61,8%.

Năm 2020, nông nghiệp vẫn là một trụ cột của nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn do đại dịch COVID-19. Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 41,25 tỷ USD, tăng 2,6% so với năm 2019. Đặc biệt, thặng dư thương mại của Việt Nam năm 2020 đạt 19,1 tỷ USD, bao gồm 10,25 tỷ USD từ nông nghiệp. Đây được xem là một điều thần kỳ. Nông sản Việt Nam đã xuất khẩu sang 186 nước và vùng lãnh thổ. Các mặt hàng xuất khẩu mang lại doanh thu hàng năm trên 1 tỷ USD trong năm 2020 bao gồm 7 nhóm hàng hóa chính: Gỗ và các sản phẩm từ gỗ 13 tỷ USD; thủy sản 8,4 tỷ USD; rau quả 3,26 tỷ USd, hạt điều 3,2 tỷ USD, gạo 3,07 tỷ USD; cao su và cà phê mỗi mặt hàng lần lượt là 2,38 tỷ USD và 2,66 tỷ USD.

Từ năm 2015, xuất khẩu nông sản đã tăng trưởng với tốc độ 5 – 7%/năm. Đặc biệt trong năm 2015, xuất khẩu nông sản đạt 30,14 tỷ USD và tăng lên 32,1 tỷ USD trong năm 2016. Giai đoạn 2017 – 2020, giá trị xuất khẩu nông sản lần lượt đạt 36,37 tỷ USD, 40 tỷ USD, 40,2 tỷ USD và 41,25 tỷ USD. Tuy nhiên, số nhóm mặt hàng đạt doanh thu tỷ đông đang dần giảm đi, từ 9 nhóm hàng hóa doanh thu tỷ đô năm 2015 xuống còn 7 nhóm vào năm 2020.

Trong 5 năm qua, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt đột phá ấn tượng, tăng vọt từ 6,77 tỷ USD năm 2015 lên 13 tỷ USD năm 2020. Đồng thời, giá trị xuất khẩu thủy sản cũng đang trên đà tăng, từ 6,5 tỷ USD lên 8,7 tỷ USD trong cùng kỳ so sánh; xuất khẩu rau quả tăng từ 1,85 tỷ USD lên 3,26 tỷ USD và xuất khẩu cao su từ 1,59 tỷ USD lên 2,38 tỷ USD. Tuy nhiên, xuất khẩu một số nhóm hàng hóa như gạo và cà phê dường như “đã chạm trần” khi giá trị xuất khẩu hầu như không đổi hoặc tăng không đáng kể. Xuất khẩu hạt tiêu, sắn và các sản phẩm từ sắn đã không còn nằm trong nhóm hàng tỷ đô trong năm 2020, với giá trị xuất khẩu lần lượt chỉ đạt 666 triệu USD và 989 triệu USD.

Hàng năm, Việt Nam sản xuất 50 triệu tấn thực phẩm, khoảng 5,8 triệu tấn thịt lợn, thịt gà, thit bò; 8 triệu tấn cá, tôml và hàng chục triệu tấn rau quả. Năng lực sản xuất của ngành nông nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của 100 triệu người dân trên cả nước và có thặng dư cho xuất khẩu, thu về hơn 41,25 tỷ USD hàng năm. Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm nông lâm thủy sản được xuất khẩu thô hoặc sơ chế nên giá trị giá tăng ở mức thấp.

Ông Nguyễn Quốc Toản, cục trưởng Cục Chế biến Nông sản và Phát triển Thị trường thuộc Bộ NNPTNT cho biết các sản phẩm sơ chế có giá trị gia tăng thấp chiếm 70 – 80% tổng giá trị xuất khẩu, trong khi các sản phẩm chế biến sâu có giá trị gi tăng cao chỉ chiếm 15 – 20% (phụ thuộc vào cấu trúc sản phẩm). Thực trạng này dẫn đến thực tế là Trung Quốc – nước nổi tiếng là thị trường hàng đầu cho các sản phẩm nông sản thô – chiếm tới 24,6% tổng giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam. Trong khi đó, các thị trường cao cấp như EU và Nhật Bản chỉ chiếm lần lượt 9,2% và 9,18%.

Bán giá trị thay vì bán giá rẻ

Bộ NNPTNT đặt mục tiêu đến năm 2025, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sẽ đạt 50 – 51 tỷ USD. Khoảng 20% nông sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ được dán nhãn thương hiệu quốc gia và 50% số sản phẩm có thể truy xuất nguồn gốc. Khoảng 50% giá trị xuất khẩu đến từ các sản phẩm chế biến và chế biến sâu.

Đến năm 2030, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam kỳ vọng đạt khoảng 60 – 62 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu sẽ khoảng 6 – 8%/năm; khoảng 40% các sản phẩm xuất khẩu sẽ dán nhãn thương hiệu quốc gia và 70% sản phẩm có thể truy xuất nguồn gốc. 60% giá trị xuất khẩu đến từ các sản phẩm chế biến và chế biến sâu.

Đồng thời, Việt Nam sẽ trở thành nước xuất khẩu nông lâm thủy sản và thực phẩm chất lượng cao từ Đông Nam Á ra thế giới, với vị thế vững chắc trong chuỗi cung ứng nông sản và thực phẩm toàn cầu. Nông sản và thực phẩm Việt Nam sẽ đáp ứng toàn diện các quy định của các thị trường nhập khẩu. Thay vì xuất khẩu sản phẩm thô, Bộ trưởng Bộ NNPNT Lê Minh Hoan cho rằng Việt Nam cần chế biến nông sản cho xuất khẩu để “bán giá trị”.

Theo các chuyên gia, mặc dù xuất khẩu nông sản tăng trưởng tốt, nông sản Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế trên thị trường thế giới. Bí dụ, xuất khẩu chủ yếu tăng về lượng nhưng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao vẫn thấp. Giá trị xuất khẩu chủ yếu đến từ một số nhóm hàng hóa chính sang một số thị trường chính như Trung Quốc, Mỹ, EU và Nhật Bản, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Sản xuất nông sản luôn đối mặt với thiên tai, biến đổi khí hậu, và các đại dịch. Từ năm 2020, thế giới liên tục đối diện đại dịch COVID-19 dai dẳng, diễn biến phức tạp, tác động tới các hoạt động kinh tế xã hội trên toàn cầu. Không có những chiến lược có phương pháp và với sự phụ thuộc liên tục vào xuất khẩu các sản phẩm thô và sơ chế, sẽ rất khó cho Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng do nhiều nhóm hàng hóa gần như “đã chạm mức trần”, đạt trần sản lượng. “Trong một số thời điểm, Việt Nam lọt vào top thế giới về sản lượng nhưng không về giá trị”, theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan và mục tiêu của ngành nông nghiệp trong thời gian tới là tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Theo VNS

Admin

Thực phẩm Việt trên đường chinh phục thị trường toàn cầu

Bài trước

Xuất khẩu nông sản ghi dấu ấn trong quý 1/2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc