0

Giá TACN tăng vọt và giá bán gia cầm, vật nuôi giảm sẽ đẩy hàng loạt nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ ra khỏi ngày, để lại thị trường cho các công ty lớn, trừ khi can thiệp chính sách đưa ra kịp thời. Trong khi TACN đang ngày càng đắt đỏ, giá lợn hơi đang giảm mạnh trong những tháng gần đây, đẩy nhiều hộ chăn nuôi vào thua lỗ nặng nề và làm giảm thị phần của họ.

Tuần trước, giá lợn sống dao động trong khoảng 60.000 – 65.000 đồng/kg (2,6 – 2,82 USD/kg) tại khu vực phía Nam, giảm tới 40% so với mức giá đỉnh điểm hồi tháng 5/2020 ở mức 105.000 đồng/kg (4,57 USD/kg) và giảm 20% so với tháng 4/2021 (77.000 đồng/kg 3,35 USD/kg). Phát biểu trước truyền thông, ông Nguyễn Văn Thanh, giám đốc công ty Thành đô Nghệ An cho biết chi phí chăn nuôi hiện ở mức 50.000 đồng/kg (2,17 USD/kg) tại các trang trại quy mô lớn và 65.000 đồng/kg đối với các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ phải mua con giống. “Điều này nghĩ là hộ nông dân chăn nuôi không có lợi nhuận trong vài tháng qua và bắt đầu hứng chịu thua lỗ khi bán lợn gà trong những tuần gần đây”.

Một đại diện của Anova Feed cho biết giá lợn sống càng giảm thì nông dân càng thua lỗ. “Các hộ chăn nuôi quy mô càng nhỏ thì họ càng thua lỗ nặng”, ông nhận định và cho biết tất cả các chi phí chăn nuôi đều đang tăng, bao gồm chi phí lao động, dịch vụ, con giống và TACN.

Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong nửa đầu năm 2021, nhập khẩu nguyên liệu TACN của Việt Nam đạt 10,8 triệut ấn, trị giá 3,84 tỷ USD, tăng 32,7% về lượng và 50,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài tăng nhập khẩu, giá bán TACN trên thị trường nội địa cũng tăng vọt kể từ cuối năm 2020. Thực tế, giá TACN – thị trường nằm trong tay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như C.P. Vietnam, Cargill, Japfa, CJ, và De Heus – đã tăng 8 lần liên tiếp kể từ tháng 11/2020 thêm 300 – 500 đồng/kg mỗi lần tăng.

Ông Nguyễn Kim Đoán, phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết đây là lần đầu tiên mà giá TACN tăng hàng tháng trong gần 3 quý. “Không có dấu hiệu giá TACN ngừng tăng nên khiến nhiều nông dân lo lắng, nghĩ tới việc rời bỏ ngành”, ông cho hay. “Trong tương lai, số hộ chăn nuoi nhỏ lẻ sẽ ít hơn, trong khi các công ty chăn nuôi có thể quản lý chuỗi cung ứng toàn diện, sẽ mở rộng thị phần. Đây cũng là xu hướng chung trên toàn thế giới”, ông cho biết thêm.

Giữa bối cảnh giá TACN tăng vọt, ông Dương Mạnh Hùng, cục trưởng Cục Nông lâm thủy sản thuộc Tổng cục Thống kê cho biết cơ quan có kế hoạch đề xuất các biện pháp bình ổn giá cho TACN. Cụ thể, các cơ quan chức năng có thể rà soát và điều chỉnh thuế nhập khẩu và thuế GTGT đối với TACN và nguyên liệu TACN. “Bên cạnh đó, chúng ta nên khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia vào sản xuất TACN để giảm sự chi phối và kiểm soát giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, theo ông Hùng nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Trọng, cục phó Cục Chăn nuôi thuộc Bộ NNPTNT, cho biết Bộ đã đề xuất các giải pháp bình ổn giá cho TACN từ năm 2018. Ông cho biết thêm nguyên liệu TACN chiếm 80 – 85% tổng chí phí sản xuất TACN và TACN chiếm 65 – 70% tổng chi phí chăn nuôi. Đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu và làm lộ rõ những yếu điểm trong quản lý nguyên liệu ngành chăn nuôi. “Cục Chăn nuôi thường khuyến khích các chuỗi cung ứng quản lý và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, thị trường cần có sự kiểm soát và hỗ trợ từ phía nhà nước để bình ổn giá”, ông Trọng nhấn mạnh. “Chúng ta đã không quan tâm đầy đủ tới phát triển nguyên liệu nội địa cho sản xuất TACN và điều này cần sớm thay đổi để giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và các nhà sản xuất TACN nước ngoài”.

Theo VNS

Admin

Nhu cầu bột cá và dầu cá tiếp tục giảm trên toàn cầu

Bài trước

Xuất khẩu TACN tăng vọt trong 11 tháng đầu năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc