Thủy sản

Việt Nam điều chỉnh chiến lược xuất khẩu thủy sản để thích nghi với tình hình xuất khẩu sang Trung Quốc

0

Các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang tăng xuất khẩu các sản phẩm sấy khô và chế biến sang Trung Quốc để thích nghi với tình hình suy giảm xuất khẩu khi Trung Quốc áp dụng các biện pháp ngặt nghèo đối với các sản phẩm đông lạnh để kìm hãm sự lây lan của COVID-19. Các nhà xuất khẩu đang giảm xuất khẩu thủy sản đông lạnh và nỗ lực đẩy nhanh việc tiêm vắc xin cho người lao động nhằm thích nghi với tình hình mới.

Xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Trung Quốc – một trong các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam – bắt đầu chậm lại từ những tháng cuối năm 2020. Các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt mà chính phủ Trung Quốc đặt ra đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm tránh bất cứ khả năng truyền nhiễm virus corona nào đang làm chậm trễ việc giao hàng thủy sản từ Việt Nam. Xu hướng này vẫn tiếp diễn trong năm 2021. Trung Quốc (không tính Hong Kong) là thị trường duy nhất trong top 4 thị trường xuất khẩu chính có ghi nhận giá trị giảm trong tháng 5/2021. Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc trong tháng 5/2021 đạt 95,9 triệu USD, giảm 25,7% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm mạnh hơn mức giảm 15,7% trong tháng 4/2021. Giá trị xuất khẩu thủy sản trong 5 tháng đầu năm 2021 giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2020 xuống còn 348,3 triệu USD, theo số liệu hải quan. Trong đó, xuất khẩu tôm trong 5 tháng đầu năm 2021 giảm 19% so với cùng kỳ năm 2020, xuống còn 137 triệu USD. Xuất khẩu thủy sản biển (trừ cá ngừ) cũng giảm 5% xuống còn 70 triệu USD trong cùng kỳ so sánh. Mức giảm này được bù đắp phần nào nhờ xuất khẩu cá tra tăng 2% trong cùng kỳ so sánh lên 165,5 triệu USD.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), các động thái của Trung Quốc nhằm vào các lô hàng nhập khẩu đang khiến các nhà xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam gặp nhiều trở lại khi vận chuyển thủy sản sống và đông lạnh sang thị trường này, đồng thời khuyến khích họ xuất khẩu các sản phẩm khô và chế biến. Về mặt hàng tôm, các nhà xuất khẩu từ Việt Nam đang giảm kim ngạch xuất khẩu tôm sú, chủ yếu ở dạng tươi và đông lạnh, và tôm thẻ đông lạnh, chuyển sang tập trung hơn vào tôm thẻ chế biến. Trong những năm trước, tôm sú chiếm từ 90 – 94% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm từ Việt Nam sang Trung Quốc. tuy nhiên, xuất khẩu tôm sú năm 2020 sang Trung Quốc giảm xuống còn 25% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm, đồng thời tỷ trọng tôm thẻ và tôm biển tăng lên lần lượt 39% và 36% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tôm sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2021.

Giá trị xuất khẩu tôm thẻ đông lạnh sang Trung Quốc chỉ tăng 2% trong 5 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020, lên 67 triệu USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu tôm thẻ chế biến tăng vọt 173% trong cùng kỳ so sánh lên 6 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu tôm biển sang Trung Quốc cũng giảm 58% trong cùng kỳ so sánh xuống còn 15,6 triệu USD, chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm. Trong 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh Việt Nam sang Trung Quốc giảm 85% trong khi xuất khẩu tôm khô tăng gần 6 lần và tôm chế biến tăng 67% so với cùng kỳ năm 2020, theo thông tin từ VASEP.

Giá trị xuất khẩu phile cá tra đông lạnh cũng ghi nhận giảm 12% trong cùng kỳ so sánh, xuống còn 118 triệu USD, trong khi xuất khẩu cá tra nguyên con đông lạnh tăng 78% lên gần 47 triệu USD.

Giá trị xuất khẩu cá biển (trừ cá ngừ) tăng gần 6% lên 35 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2021, bất chấp suy giảm mạnh 48% trong tháng 5. Giá trị xuất khẩu cá biển chế biến tăng 53% trong cùng kỳ so sánh, trong khi xuất khẩu cá tươi đông lạnh giảm 42%. Xuất khẩu cá nướng và surimi tăng vọt 13% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo VASEP, các chính sách kiểm tra nghiêm ngặt của Trung Quốc đối với thủy sản đông lạnh tác động mạnh tới xuất khẩu không chỉ từ Việt Nam mà còn từ các nhà xuất khẩu khác như Ấn Độ, Ecuador, Nga, và Mỹ. Ngoài các biện pháp kìm chế COVID-19, Trung Quốc muốn hạn cế nhập khẩu để kích hích tiêu dùng thủy sản nội địa vốn đang gặp khó khăn khi xuất khẩu do chiến tranh thương mại với Mỹ và các tác động của đại dịch lên các thị trường xuất khẩu khác, theo VASEP dẫn nhận định của các chuyên gia ngành.

Trạm Giang, một cảng tại tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, sẽ tạm ngừng tiếp nhận các chuyến hàng thủy sản đông lạnh từ Việt Nam và 10 nước châu Á khác do công suất dỡ hàng. Quyết định đưa ra bởi Zhanjiang Port Zhanjiang Port Group Co., Ltd sẽ áp dụng đối với các lô hàng từ Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Mông Cổ từ 20/6 – 15/7, theo Cục Quản lý Nông lâm thủy sản Việt Nam (Nafiqad) thuộc Bộ NNPTNT nhận thông tin từ các đại diện thương mại Việt Nam tại Bắc Kinh.

VASEP cho biết đây là một động thái đáng báo động mà các nhà xuất khẩu từ Việt Nam nên theo dõi sát sao và cảnh báo các cảng khác tại Trung Quốc hoặc các nước khác có thể sẽ ban hành các chính sách tương tự nếu tình trạng bùng phát virus corona tại các địa phương trở nên nghiêm trọng hơn. Việt Nam  được coi là một điểm an toàn cho những khách hàng thủy sản từ nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, tình trạng dịch bệnh mới và phức tạp đang gián đoạn hoạt động tại nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước có thể đặt ra rủi ro cho ngành thủy sản nếu tiến độ tiêm vắc xin không đủ nhanh, theo nhận định của VASEP.

Ngày 26/5, một nhóm doanh nghiệp đã gửi thư yêu cầu chính phủ phân bổ 500.000 liều vắc xin, mà các công ty thủy sản thành viên sẵn sàng chi trả. Cho tới nay, chưa nhà máy chế biến thúy ản nào tại Việt Nam từng bị ngừng hoạt động do bùng phát virus corona. Tuy nhiên, do đại dịch đang trở nên ngày càng phức tạp tại châu Á, vắc xin cho lao động ngành thủy sản cần để giúp duy trì vận hành bình thường tại các nhà máy chế biến thủy sản và tăng trưởng xuất khẩu thủy sản, theo VASEP.

Theo Seafood Source

 

Admin

Những tiến bộ trong sản lượng tôm có sự hỗ trợ công nghệ

Bài trước

Xuất khẩu mực, bạch tuộc giảm nhẹ 2% trong quý 1/2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản