0

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo đạt 8,7 – 9 tỷ USD trong năm 2021, tăng 5 – 7% so với năm 2020 do nhu cầu đang tăng tại nhiều nước nhờ các chiến dịch tiêm vắc xin trên diện rộng.

Việc triển khai vắc xin trên diện rộng ở nhiều nước giúp người dân cảm thấy an toàn hơn và quay trở lại các hoạt động du lịch, giải trí và các hoạt động công cộng. Do đó, nhu cầu thủy sản sẽ phục hồi trong các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn và dịch vụ, theo Bộ Công thương nhận định. Sự phục hồi thị trường tiêu dùng tiếp tục tác động lên nhu cầu thu mua và chế biến thủy sản cho xuất khẩu, vốn chi phối xu hướng tăng giá nguyên liệu thô.

Dữ liệu từ Cục Chế biến Nông sản và Phát triển Thị trường thuộc Bộ NNPTNT cho thấy giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 3,24 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2021, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020. Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục là các thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021, chiếm tổng cộng 56,1% tổng giá trị xuất khẩu. Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết cá tra và tôm là các mặt hàng thủy sản ghi nhận tăng  mạnh giá trị xuất khẩu. Ông cho rằng nguyên nhân là do sự năng động của doanh nghiệp trong mở rộng thị trường, mang đến các kết quả tích cực cho toàn ngành nói chung và các sản phẩm thủy sản nói riêng.

Nhập khẩu cá tra tại một số thị trường chính như Trung Quốc và các thị trường Nam Mỹ có xu hướng tăng nhẹ với nhu cầu tăng đối với cá tra phile cỡ lớn, trong khi tồn kho tại nhà máy và nguồn cung nguyên liệu thô cỡ này hiện không ở mức cao, theo Báo Hải quan cho biết.

Theo Cục Chế biến Nông sản và Phát triển Thị trường thuộc Bộ NNPTNT, nhu cầu nhập khẩu tôm trên thị trường thế giới đang tăng trở lại, đặc biệt trên các thị trường lớn; trong khi đó, nguồn cung từ những nước cung cấp lớn như Ấn Độ và các nhà cung cấp khác sẽ giảm do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Ông Trần Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến Nông sản và Phát triển Thị trường thuộc Bộ NNPTNT cho biết: “Dự báo xuất khẩu tôm của Việt Nam trong những tháng sắp tới sẽ đạt các kết quả tăng trưởng tốt do hưởng nhiều lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTAs) và ổn định về sản xuất khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát. “Nguồn cung cá tra ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất khẩu trong nửa đầu năm 2021. Do đó, ông cho rằng cần phải tập trung vào xúc tiến xuất khẩu cá tra tới các thị trường lớn và truyền thống như Mỹ, EU, Trung Quốc và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trong quý 3/2021. Đồng thời, ngành cá tra cũng cần chú ý tới các thị trường đang phục hồi, bao gồm Nga và Anh, ông Toản nhấn mạnh.

Theo MOIT, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc, Nhật Bản và EU sẽ không phục hồi mạnh. Các thị trường như Úc, Canada, Anh, Nga sẽ tiếp tục là các điểm sáng đối với xuất khẩu thủy sản trong nửa cuối năm 2021 do nhu cầu tại các thị trường này đang tăng và không có rào cản thị trường. Trong khi đang có các điều kiện thị trường thuận lợi, xuất khẩu thủy sản vẫn đối mặt nhiều rào cản từ nay tới cuói năm, theo đại diện của MOIT nhấn mạnh. Cụ thể, nhu cầu thị trường tập trung vào các sản phẩm đóng hộp, đồ khô, surimi, các sản phẩm bảo quản và chế biến với giá cả hợp lý, phụ hợp với tiêu dùng bán lẻ. Nhu cầu đối với thủy sản tươi sẽ tiếp tục giảm, theo nhận định từ đại diện Bộ Công thương.

Xuất khẩu thủy sản vượt 4,1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021

Xuất khẩu thủy sản trong nửa đầu năm 2021 vượt 4,1 tỷ USD. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chỉ riêng trong tháng 6/2021, xuất khẩu thủy sản tăng 20% so với cùng kỳ năm 2021, lên khoảng 865 triệu USD. Xuất khẩu tôm tháng 6/2021 đạt khoảng 402 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu tôm trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 1,7 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2020. Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức là những thị trường xuất khẩu tôm chính của Việt Nam. Tuy nhiên, tôm Việt Nam chỉ chiếm thị phần 8,5% trên thị trường Mỹ - thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới,

Riêng trong tháng 6/2021, xuất khẩu cá tra cũng tăng 35% so với cùng kỳ năm 2020, đạt hơn 150 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu cá tra trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 788 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng 170%, chiếm 21% tổng giá trị xuất khẩu cá tra và sang Mexico, Brazil, Anh, Thái Lan, Hà Lan, Colombia và Nga cũng tăng từ 100 – 450%. Mặc dù xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc giảm trong những tháng vừa qua, nước láng giềng này vẫn là một khách hàng lớn, chiếm tới 26% tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2021.

Tháng 6/20201, xuất khẩu thủy sản biển Việt Nam tăng 21%, chạm mốc 312 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu trong nửa đầu năm 2021 lên 1,6 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2020. Thủy sản biển chiếm gần 40% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong 2 quý đầu năm 2021. Các chuyên gia VASEP cho biết xuất khẩu thủy sản sang các thị trường lớn, ngoại trừ Trung Quốc đnag thắt chặt quy trình nhập khẩu để ngăn ngừa lây lan COVID-19, đều đang có các dấu hiệu tích cực. Hiệp hội dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2021 sẽ đạt 9 tỷ USD.

Theo VNA

Admin

VietShrimp 2024: Các giải pháp tìm cách phục hồi ngành tôm

Bài trước

Thị trường tôm Trung Quốc suy thoái trong năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản