0

Nhà sản xuất tôm hàng đầu Việt Nam – CTCP Thủy sản Minh Phú – đang hợp tác với WWF và Quỹ Hà Lan về Khí hậu và Phát triển (DFCD) triển khai một dự án kết hợp nuôi tôm – trồng lúa tại khu vực ĐBSCL. Dự án Kết hợp Nuôi trồng thủy sản và Lúa ĐBSCL đặt mục tiêu giảm tác động biến đổi khí hậu tại vùng đất màu mỡ nhất Việt Nam dành cho nông nghiệp và thủy sản. Dự án này cũng đặt ra mục tiêu hỗ trợ nông dân địa phương, theo thông cáo từ Minh Phú.

Trong quan hệ đối tác này, WWF và DFCD sẽ tài trợ cho Minh Phú 350.000 Euro (416.600 USD) cho dự án thử nghiệm tôm – lúa trên diện tích 11ha tại tỉnh Cà Mau, với 60 nông dân địa phương tham gia vào dự án thử nghiêm này. Dự án thử nghiệm sẽ bắt đầu vào tháng 8/2021 và kéo dài 1 năm. Minh Phú đang tìm kiếm khoản vay kéo dài 10 năm trị giá 35 triệu Euro (41,7 triệu USD) để triển khai toàn diện dự án vào quý 2/2022 nếu thời gian thử nghiệm cho kết quả thành công. Công ty có kế hoạch tăng diện tích lúa – tôm lên 30.000ha vào năm 2028 và 1 triệu ha trong các giai đoạn tiếp theo của dự án. Các chính quyền 3 tỉnh thuộc ĐBSCL và tổ chức nghiên cứu Hà Lan Deltares cũng là các đối tác trong dự án. Các khoản đóng góp bổ sung của họ sẽ đưa ngân sách của dự án lên 800.000 Euro (952.400 USD).

Theo mô hình truyền thống, trồng lúa và nuôi tôm được sản xuất riêng rẽ tại ĐBSCL. Theo mô hình mới, nông dân sẽ tạo ra các ao nuôi tôm – lúa nơi lúa và tôm nước ngọt được sản xuất đồng thời trong mùa mưa, trong khi tôm nước lợ sẽ được nuôi trong mùa khô và vào thời điểm xảy ra xâm mặn. ĐBSCL chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng lúa và thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khu vực này liên tục đối diện hạn hán, xâm mặn và các vấn đề môi trường – kinh tế do hoạt động của con người. Các cánh đồng lúa và các ao nuôi thủy sản tại ĐBSCL thường xuyên nhận chịu lụt – loại nước nhiều hóa chất và ít dinh dưỡng, chất màu. Dự án sẽ giúp khôi phục quá trình bồi đắp tự nhiên, thông qua đó các ao nuôi tôm – trồng lúa sẽ được bón phân tự nhiên bởi chất thải từ tôm và chất màu từ lũ trên các dòng sông vào mùa mưa. Nước sạch từ các dòng sông sẽ được cung cấp thông qua các kênh dẫn nước, trong khi nước từ các ao nuôi tôm – lúa sẽ được thải thông qua các kênh khác. Để thay thế quá trình xử lý hóa chất các cao nuôi, dự án sẽ kết hợp sử dụng vi sinh học Nông dân cam kết tham gia dự án này sẽ được đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật để vận hành các ao nuôi. Minh Phú cũng sẽ hỗ trợ họ thông qua cung cấp khoản vốn ban đầu không lãi suất cho các đầu vào.

Nông dân tham gia dự án đưcọ kỳ vọng sẽ tăng năng suất tôm thêm 3,7 lần – từ 214kg/ha lên 800kg/ha. Dự án kỳ vọng mang đến thu nhập cao gấp 3,5 lần cho nông dân tham gia dự án do sản lượng tôm của họ tăng và được Minh Phú bao tiêu. Minh Phú cho biết tăng sản lượng sẽ giúp đáp ứng nhu cầu đang tăng trên thị trường thế giới đối với các sản phẩm thủy sản bền vững.

CEO Lê Văn Quang cho biết công ty ông đang sẵn sàng hỗ trợ dự án, giúp cải thiện điều kiện môi trường tại ĐBSCL và cải thiện cơ hội sinh kế cho người dân trong vùng.

Theo Seafood Source

Admin

FDA từ chối thông quan tôm nhiễm kháng sinh từ năm nhà xuất khẩu được chứng nhận BAP khác nhau vào tháng 2/2024

Bài trước

Cá tra dẫn đầu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng trưởng mạnh trong tháng 1/2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản