0

Xu hướng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến, đang thúc đẩy nhu cầu đối với các kho lạnh, hiện đang thiếu mạnh nguồn cung tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Quốc Trinh, chủ tịch Hiệp hội Thanh long Long An, cho biết trong tháng 6/2021 là mùa thu hoạch cao điểm của nhiều nông sản tại Long An nhưng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn và người tiêu dùng địa phương có xu hướng chuyển sang mua trực tuyến do tác động của đại dịch COVID-19, gây ra tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng và quá tải tại các nhà kho lạnh.

Thủy sản là một sản phẩm đòi hỏi công suất kho lạnh lớn nhất. Bà Bùi Trang, giám đốc tại JLL Việt Nam, cho biết trên thực tế, xuất khẩu thủy sản đứng đầu danh sách sử dụng kho lạnh. Trong thời gian cao điểm COVID-19, 30 – 50% các đơn hàng bị hủy, dẫn tới tồn kho tăng, buộc các kho lạnh phải hoạt động toàn công suất. Nguồn cung bị kìm hãm một phần do các kho lạnh cần thời gian xây dựng dài hơn bất cứ loại hình cơ sở hạ tầng logistics nào khác và đắt đỏ hơn nhiều các nhà kho tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, ngành này cũng yêu cầu kiến thức chuyên môn về duy trì nhiệt độ do mỗi loại thực phẩm: trái cây, rau, thịt và cá có các yêu cầu nhiệt độ riêng, và điều này giải thích vì sao hàng ngàn công ty trong ngành logistics nhưng chỉ có thể thiết lập một số ít chuỗi lạnh, bà giải thích. JLL Việt Nam cho biết nhu cầu kho lạnh sẽ tiếp tục tăng mạnh trong ít nhất 5 năm tới do người tiêu dùng toàn cầu thay đổi thói quen mua sắm trước tình hình đại dịch.

Tiềm năng khổng lồ của bất động sản kho lạnh hiện đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư mạo hiểm và các nhà cho vay. Họ cũng đang cân nhắc đây có thể là một lựa chọn thay thế cho bất động sản công nghiệp truyền thống, trong khi các công ty logistics đang tìm cách mở rộng sang các thị trường mới.

Louis Holdings Group đã đầu tư 250 tỷ đồng (10,7 triệu USD và chế biến rau và các kho lạnh tại tỉnh Long An. Ông Huỳnh Quang Vinh, tổng giám đốc Louis Holdings Group, cho biết nhà máy này sẽ tập trung xuất khẩu các nông sản chính của tỉnh Long An và các khu vực lân cận, như thanh long, mít, dứa và xoài. Với công suất 4 tấn/h, dự kiến nhà máy sẽ cung cấp 15.000 – 20.000 tấn nông sản cho chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ken Research, một nhà nghiên cứu thị trường toàn cầu, cho biết trong giai đoạn 1016 – 2021, ngành chuỗi lạnh Việt Nam tăng trưởng với tốc độ 10,4%/năm và dự kiến giá trị thị trường năm 2021 sẽ đạt 1,8 tỷ USD.

Theo VNS

Admin

Bộ Nông nghiệp đưa 5,9 triệu tấn carbon ra đấu giá

Bài trước

Úc mở cửa cho lao động nông nghiệp Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư