Đầu tư

Nông sản Việt Nam cần các chiến lược bảo vệ các quyền tài sản trí tuệ

0

Bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ trong nông nghiệp không phải là vấn đề mới tại Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà sản xuất và xuất khẩu nông sản việt Nam vẫn chưa hiểu rõ về sự cần thiết của việc đảm bảo các quyền này về lâu dài và làm thế nào họ có thể xây dựng chiến lược để thực hiện điều đó.

Sự thiếu quan tâm tới các quyền tài sản trí tuệ trong nông nghiệp dẫn tới nhiều bất lợi như mất các quyền nhãn hiệu, ví dụ như cà phê Trung Nguyên tại Mỹ, nước mắm Phú Quốc tại Trung Quốc, Úc và Mỹ, và gạo ST25 do một doanh nghiệp nước ngoài đăng ký nhãn hiệu cho loại gạo này, hoặc các quyền đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ, ví dụ áp dụng cho những đổi mới giống cây trồng. Thị phần có thể giảm và chi phí tài chính trong quá trình nghiên cứu và phát triển hoặc phát triển thương hiệu có thể bị lãng phí.

Về dài hạn, các chiến lược cụ thể cho các quyền tài sản trí tuệ có thể mang đến nhiều lợi ích. Các chiến lược này sẽ thổi bùng lên sáng tạo trên khắp các doanh nghiệp ở đủ quy mô, thúc đẩy nền kinh tế dựa trên tri thức. Các rủi ro bất ổn do thiên tai hoặc nhu cầu tụt giảm mạnh có thể hạ thấp, các cơ hội (thị trường mới và các triển vọng nhận vốn đầu tư tốt hơn) có thể tăng lên và uy tín của các doanh nghiệp cũng được đánh bóng. Cá cdoanh nghiệp cũng có thể thu lại khoản đầu tư vào R&D (thông qua giấy phép, chuyển giao quyền tài sản trí tuệ và các thương vụ khác).

Để vạch ra những chiến lược phù hợp cho bảo vệ các quyền tài sản trí tuệ nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng trên cả thị trường nội địa và quốc tế, các doanh nghiệp nên tập trung vào các yếu tố sau.

Thứ nhất, các chiến lược này nên xác định các tài sản trí tuệ mà một doanh nghiệp có hoặc sẽ có. Trong nông nghiệp, các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp chủ yếu là các tài sản trí tuệ công nghiệp (nhãn hiệu, bản quyền, chỉ dẫn địa lý, bí mật thương mại và bảo vệ giống cây trồng). Hai vấn đề cần nhấn mạnh: thứ nhất, các quyền tài sản trí tuệ có phạm vi hiệu lực trong quốc gia cụ thể (đăng ký tại một quốc gia thì có hiệu lực chỉ ở quốc gia đó). Thứ hai, ai đăng ký sớm hơn thì được quyền trước. Hiểu hai quy tắc này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động bảo vệ các quyền tài sản trí tuệ, đặc biệt là tại các thị trường nước ngoài. Một khi thị trường được xác định, các doanh nghiệp nên áp dụng các chiến lưcọ bảo vệ tài sản trí tuệ trên thị trường đó. Một số hệ thống theo đó việc bảo vệ tài sản trí tuệ áp dụng trên phạm vi một ôs nước (như bảo vệ nhãn hiệu và giống cây trồng tại châu Âu) để giảm phí đăgn ký và đơn giản quy trình thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

Điều quan trọng là hiểu rõ luật lệ của một quốc gia. Ví dụ, bảo vệ giống cây trồng có luật khác nhau giữa cá nước. Tại phần lớn các nước, luật áp dụng cho các giống mới đáp ứng các tiêu chí như tính độc đáo, đồng nhất và ổn định (điều 158 Luật Tài sản Trí tuệ Việt Nam). Các giống mới không đủ điều kiện cấp bằng sáng chế tại một số nước. Tuy nhiên, tại một số nước như Mỹ, ngoài bảo vệ giống cây trồng, bằng sáng chế, bao gồm cả bằng sáng chế tính năng, có thể được cấp cho các trường hợp như phương pháp tạo ra giống mới. Do đó, nhiều giống cây trồng mới được cấp bằng sáng chế tại Mỹ. Nhận thức được những khác biệt này, các doanh nghiệp sẽ không mất đi cơ hội lấy bằng sáng chế mới và đạt các quyền tài sản trí tuệ mới.

Thứ hai, các chiến lược hiệu quả và dài hạn nên được đưa vào các kế hoạch để duy trì và bảo vệ các quyền tài sản trí tuệ. Để đảm bảo hoạt động bảo vệ được thực thi về dài hạn, các doanh nghiệp lớn thường bổ nhiệm các đại diện để theo dõi các vấn đề quản trị như thanh toán phí bảo vệ, đảm bảo các quyền luôn được duy trì. CÁc doanh nghiệp nên sẵn sàng can thiệp khi các hành vi đối địch nổi lên, như trong trường hợp lúa ST25. Các doanh nghiệp cần sử dụng tốt các quyền tài sản trí tuệ và tận dụng các hoạt động như cấp phép và chuyển giao quyền.

CÁc quy định phức tạp về quyền tài sản trí tuệ nghĩa là các doanh nghiệp nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia về marketing và nghiên cứu thị trường, để các chiến lược này hoạt động hiệu quả. Hợp tác sáng tạo giữa các doanh nghiệp, nông dân, các tổ chức nghiên cứu và chính phủ sẽ giúp phát triển và bảo vệ các quyền tài sản trí tuệ. Thiệt hại gây ra do thiếu chiến lược có thể còn vượt xa chi phí phát triển các tài sản trí tuệ.

Theo VNS

Admin

Úc mở cửa cho lao động nông nghiệp Việt Nam

Bài trước

Nhật Bản chọn Việt Nam làm cơ sở chế biến sò điệp

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư