Thực phẩm và Đồ uống

Không để xảy ra lạm phát – Cơn ám ảnh trên các thị trường mới nổi

0

Người ta nói lạm phát là thuế đối với người nghèo, có thể là lý do vì sao ngân hàng trung ương khắp các nước đang phát triển phản ứng trước áp lực giá khi chi phí xăng dầu, thực phẩm và các hàng hóa khác đồng loạt tăng.

Không giống như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, cho tới nay vẫn coi lạm phát là nhất thời, các nhà hoạch định chính sách thị trường mới nổi không có sự chờ đợi xa xỉ đó. Rất nhiều ngân hàng trung ương đã bắt đầu triển khai các chu kỳ lãi suất ngay từ trước khi nền kinh tế phục hồi sau đại dịch. Hiện vẫn chưa rõ lạm phát sẽ nổi lên theo cách nào, theo ông Sergey Dergachev, một nhà quản lý quỹ tại Union Investments. “Chúng tôi vẫn chưa biết liệu lạm phat sẽ nổi lên chủ yếu do nhu cầu từ người tiêu dùng tại các thị trường phát triển khi họ mở cửa nền kinh tế, hay sẽ do các gián đoạn chuỗi cung ứng, hay là kết hợp cả hai”.

Dưới đây là 4 vấn đề đang vận động ra lạm phát tại các thị trường mới nổi:

1/ Không có lớp đệm tiền tệ

Giá hàng hóa tăng vọt thường diễn ra với sự trợ giúp của đồng đôla yếu. Điều này khiến đồng tiền các nước mới nổi mạnh lên, làm giảm tác động giá của hàng hóa nhập khẩu. Nhưng không phải lần này: giá hàng hóa đã tăng gấp đôi kể từ tháng 4/2020 nhưng đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi không theo kịp đà tăng này. Chiến lược gia trưởng về thị trường mới nổi của Citi Bank Dirk Willer cho rằng nhìn chung yếu tố này hạn chế tác động lạm phát, “lần này, vùng đệm tiền tệ từ sự mạnh lên của đồng tiền các thị trường mới nổi yếu hơn nhiều”.

2/ Vòng lặp Trung Quốc

Các thị trường đang xôn xao trước lạm phát giá cổng nhà máy tại Trung Quốc. Sự truyền phát từ PPI sang CPI không phải là một đường tuyến tính nhưng không nghi ngờ gì khác ngoài việc vòng lặp lạm phát toàn cầu đang được củng cố bởi việc các nhà sản xuất Trung Quốc đã đẩy chi phí nguyên liệu và linh kiện tăng vào hóa đơn cho các khách hàng toàn cầu. “Trung Quốc vẫn là trung tâm trong diễn biến lạm phát toàn cầu nhưng thời điểm này, Trung Quốc đang nhập khẩu lạm phát từ nền kinh tế thế giới và hiện đang ở thế thượng phong trong tái xuất lạm phát đó ra thế giới bằng cách tăng giá xuất khẩu hàng công nghiệp vốn đang có nhu cầu cao tại các thị trường phát triển”, theo Larry Brainard, kinh tế gia trưởng về thị trường mới nổi tại TS Lombard.

3/ Siêu chu kỳ hàng hóa

Vị cứu tinh cho một số, thần báo oán lạm phát cho một số khác: giá hàng hóa và năng lượng tăng đồng loạt mang lại sự nhẹ nhõm cho các nhà sản xuất dầu mỏ như Nga hoặc các nhà sản xuất đồng như Chile, nhưng lại gây đau đớn cho các nhà nhập khẩu như Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. “Áp lực lạm phát nay đến từ giá hàng hóa, rõ ràng khiến tất cả đều ngạc nhiên”, theo chiến lược gia Saad Siddiqui tại JPMorgan cho biết thêm đây là lần đầu tiên diễn ra tăng đồng loạt trên thị trường hàng hóa kể từ năm 2008. “Những tranh cãi về tính thanh khoản lớn toàn cầu, rằng cùng một nguồn tiền đang đẩy giá cổ phiếu công nghệ và tiền ảo tăng cao, cũng đang đầu cơ vào hàng hóa”.

4/ Yếu tố thực phẩm

Giá thực phẩm toàn cầu đã tăng 11 tháng liên tiếp trong tháng 4 vừa qua, chạm mức cao nhất trong gần 7 tháng, theo UN FAO. Giá đường tăng vọt 60% so với cùng kỳ năm 2020 và giá ngũ cốc tăng 26% do mở cửa trở lại nền kinh tế đã kích thích mạnh nhu cầu. CÁc nhà sản xuất nông sản từ Mỹ tới Brazil đều đang trải qua nhiều khó khăn về điều kiện sản xuất, gây áp lực lớn lên các nhà làm chính sách, đặc biệt là tại các nước có thực phẩm góp phần lớn vào trong giỏ tính lạm phát. “Các nước thị trường mới nổi đang đối mặt với các vấn đề mang tính sinh tồn và không thể biến mất ngay sau 1 năm điều chỉnh”, theo Simon Quijano-Evans, kinh tế trưởng tại Gemcorp Capital.

Theo Reuters

Admin

Lạm phát tháng 2/2024 của Indonesia tăng vọt do giá gạo, ớt tăng cao

Bài trước

Chính phủ Ấn Độ có thể gia hạn chính sách thuế xuất khẩu gạo đồ vào tháng 3 để chống lạm phát trong nước

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc