0

Bất chấp các tác động của đại dịch COVID-19, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ vẫn tăng trưởng ấn tượng nhờ các nỗ lực của nhiều doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại, phát triển các sản phẩm mới và sử dụng các kênh marketing trực tuyến.

Bất chấp liên tục bị gián đoạn do đại dịch, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ vẫn tăng trưởng hơn 16% trong năm 2020 và xu hướng tăng trưởng này vẫn tiếp diễn trong quý 1/2021. Xuất khẩu gỗ đạt gần 4 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2021, tăng 41,5% so với cùng kỳ năm 2020, bao gồm gần 3,7 tỷ USD xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ, 243 triệu USD xuất khẩu các lâm sản ngoài gỗ, tăng lần lượt 41,5% và 38,4% trong cùng kỳ so sánh, theo báo cáo từ Bộ NNPTNT. Diễn biến này đã đưa ngành gỗ trở thành đầu tàu cho xuất khẩu nông lâm sản trong quý 1/2021.

Ông Nguyễn Chánh Phương, phó chủ tịch Hiệp hội Mỹ nghệ và Gỗ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) cho biết nhờ tận dụng các lợi thế sản xuất và cơ hội thị trường, Việt Nam đã vượt qua Ba Lan, Đức và Ý trở thành nước xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ lớn thứ 2 chỉ sau Trung Quốc. Ông giải thích rằng đại dịch COVID-19 làm gián đoạn thương mại toàn cầu, bao gồm xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều cơ hội thị trường mới. Bùng phát dịch bệnh buộc người dân tại nhiều nước và khu vực trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc – các thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn của Việt Nam - ở nhà thường xuyên hơn, dẫn tới nhu cầu tăng đối với các sản phẩm gỗ trong nhà. Nhiều khách hàng quốc tế đã chuyển sang các sản phẩm Việt Nam do Việt Nam có môi trường sản xuất an toàn nhờ kiểm soát thành công đại dịch; trong khi các nhà sản xuất tại nhiều nước khác buộc phải tạm ngừng sản xuất và đóng cửa các nhà máy. Các doanh nghiệp gỗ và nội thất Việt Nam cũng tương đối thành công trong nhận định và nắm bắt các cơ hội thị trường.

Ông Trần Lam Sơn, giám đốc marketing và quản lý công ty nội thất Thiên Minh, chỉ ra rằng sự chuyển dịch gần đây trong các chuỗi cung ứng nội thất và các sản phẩm gỗ đã mang lại lợi ích cho Việt Nam. Các khách hàng quốc tế đánh giá ngày càng cao năng lực sản xuất, thiết kế và công nghệ của các nhà sản xuất gỗ Việt Nam. Hơn nữa, do gián đoạn chuỗi cung ứng gây ra bởi COVID-19, các nhà phân phối toàn cầu hiện có xu hướng đa dạng hóa và tìm các nguồn cung an toàn hơn, và Việt Nam đáp ứng các yêu cầu này.

Bà Phạm Thị Hồng Quang, tổng giám đốc Viet Source Handicraft Co. Ltd, tiết lộ rằng doanh thu của công ty bà tăng vọt 40% trong năm 2020 bất chấp các diễn biến bùng phát đại dịch trong một số thời điểm. Số lượng đơn hàng trong những tháng đầu năm 2021 tiếp tục tăng do các nhà nhập khẩu nước ngoài bắt đầu mua tích trữ sản phẩm để chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm. Bà nhận định rằng sau khi nhận định rằng đại dịch có thể là cơ hội cho các sản phẩm gỗ và nội thất, công ty đã hiện đại hóa nhà máy và công nghệ để cải thiện năng suất, đồng thời phát triển các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu.

Tuy nhiên, bà Dương Thị Minh Tuệ, thành viên ban quản trị HAWA, khuyến nghỉ ằng do hiện các triển lãm thương mại ngành gỗ không thể diễn ra do đại dịch, các doanh nghiệp nên tối ưu tất cả các kênh xúc tiến thương mại khả thi, từ trực tuyến tới trực tiếp, để duy trì liên kết với các đối tác. Bà Phương cũng lên tiếng về sự cần thiết phải tận dụng chuyển đổi công nghệ số hóa để tiếp cận thêm các khách hàng và quan trọng là thúc đẩy năng suất làm việc và sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thân thiện với môi trường để duy trì vị thế mới của Việt Nam trên thị trường sản phẩm gỗ thế giới.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ