Ngũ cốc

Thái Lan nộp 2 hồ sơ chỉ dẫn địa lý gạo tại Indonesia

0

Bộ Thương mại Thái Lan đang chuẩn bị nộp 2 hồ sơ chỉ dẫn địa lý (GI) cho gạo hom mali Thung Kula Rong Hai và gạo Sangyod Muang Phatthalung tại Indonesia trong năm 2021, một độngt hái nhằm nâng thu nhập từ các sản phẩm đặc sản của Thái Lan. Giám đốc Cục Tài sản Trí tuệ Thái Lan Vuttikrai Leewiraphan cho biết nếu được phê chuẩn, hai sản phẩm này sẽ giúp tăng doanh thu các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý của Thái Lan, từ mức 6 tỷ Baht trong năm 2020.

Hiện Thái Lan có 6 sản phẩm đang đăng ký chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài, bao gồm gạo hom mali Thung Kula Rong Hai, cà phê Doi Chang, cà phê Doi Tung và gạo and Sangyod Muang Phatthalung tại EU, tơ lụa Thái bản địa Isan tại Việt Nam; và lụa gấm Lamphun tại Ấn Độ và Indonesia. Doanh thu các sản phẩm GI Thái Lan đã đăng ký ở nước ngoài không được công bố.

Ông Vuttikrai cho biết gạo hom mali Thung Kula Rong Hai là sản phẩm có chỉ dẫn địa lý được công nhậ rộng rãi về chất lượng và nổi tiếng tại thị trường châu Âu. Loại gạo này có mùi thơm không trộn lẫn với các loại gạo khác được trồng ngoài khu vực này. Cơ quan này đã nộp hồ sơ chỉ dẫn địa lý cho loại gạo này tại Trung Quốc và Malaysia, hiện đang đợi phê duyệt.

GI là một chứng nhận tính duy nhất, được dùng để xác nhận một sản phẩm xuất xứ từ một nước, vùng hoặc địa phương cụ thể, có các phẩm chất cụ thể, uy tín cao hoặc các đặc điểm khác. Chứng nhận các đặc điểm và chất lượng độc nhất thường giúp tăng giá trị thị trường tại các nước phát triển. Đăng ký GI sẽ giúp bảo vệ thương hiệu của các sản phẩm bản địa của các cộng đồng, xây dựng niềm tin người tiêu dùng vào chất lượng cũng như trí tuệ bản địa.

Ông Vuttikrai cho biéte doanh thu các sản phẩm có GI kỳ vọng tăng hơn 800 triệu Baht trong năm 2020, từ mức 5,2 tỷ Baht trong năm 2019. Doanh thu các sản phẩm GI ít chịu tác động bởi đại dịch.

Ông Vuttikrai cho biết chính phủ của thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã cam kết phát triển và thúc đẩy các sản phẩm GI ở tất cả các tỉnh để tạo thu nhập cho các cộng đồng và giải quyết đói nghèo. Cơ quan ông có kế hoạch xúc tiến đăng ký GI để bao phủ toàn bộ 77 tỉnh trong năm 2020.

Trong tháng 9, chính phủ đã bổ sung vào danh sách GI sầu riêng Cha Nee Koh Chang từ Trat, chuối sấy khô Sangkhom từ Nong Khai, gạo Kaow Hom Mali Din Phu Khao Fai Buriram từ Buri Ram, và quýt Mae Sin từ Sukhothai. Khoảng 134 sản phẩm bản địa Thái có đăng ký GI từ 76 tỉnh.

Trong khi đó, gạo thơm Thai Hom Mali đã giành lại ngôi vị quán quân sau năm 2017, sẽ là cú hích cho xuất khẩu gạo của  Thái Lan. Trong Hội nghị Gạo thế giới tổ chức trực tuyến bởi Rice Trader vừa qua, gạo Hom Mali giành giải nhất, vượt qua các đối thủ đến từ 5 nước khác, bao gồm Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc và Mỹ. Thai Hom Mali bị lật ngôi vương năm 2018 bởi Malys Angkor, loại gạo thơm cao cấp từ Campuchia và gạo ST 24, loại gạo thơm cao cấp từ tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam vào năm 2019.

Theo Bangkok Post

Admin

Thêm nhiều đặc sản Thái Lan được đưa vào danh sách GI trong năm 2024

Bài trước

Định vị thương hiệu cho nông sản Việt Nam giúp tăng lợi nhuận

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc