0

Chi nhánh mới của Multivac Việt Nam cung cấp hỗ trợ theo thời gian thực

Ngành thực phẩm Việt Nam đang theo đuổi mục tiêu tự động hóa và bền vững, Multivac nhận ra đây là cơ hội để hình thành một công ty con tại Việt Nam, bất chấp COVID-19. “Việt Nam là một thị trường quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi có kế hoạch thành lập một công ty con ngay giữa cuộc khủng hoảng y tế hiện nay. Với một nhóm làm việc tại chỗ, hiện chúng tôi có thể phản ứng nhanh hơn trong giai đoạn đầy thách thức này, để hỗ trợ cho các khách hàng Việt Nam”, theo ông Holger Röhrs, tổng giám đốc phụ trách Việt Nam và giám đốc phát triển thị trường khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Đức xác nhận thêm lợn rừng nhiễm ASF

Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Đức xác nhận thêm 5 con lợn rừng nhiễm ASF tại Brandenburg, đưa tổng số lợn rừng nhiễm bênh lên 6, sau khi trường hợp đầu tiên báo cáo hồi tuần trước. Chính quyền Brandenburg đã tiến hành các biện pháp kìm chế sự lây lan của dịch bệnh. Một số thị trường châu Á, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, và Singapore đã áp lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn Đức. Tuy nhiên, Bộ đnag đàm phán với các nước này để mở ra khả năng khu vực hóa thương mại thịt lợn, trong đó chỉ cấm nhập khẩu thịt lợn từ các khu vực có dịch tại Đức.

Giá lợn sống bật tăng trở lại khi tình hình bình thường tại Việt Nam

Ngày 14/9, giá lợn sống tại Việt Nam tăng 0,13 USD/kg lên 3,5 USD/kg sau hai tuần giảm giá liên tiếp do nhu cầu thấp. Ông Nguyễn Ngọc An, tổng giám đốc Vissan, cho rằng nguyên nhân là do các trường học hoạt động trở lại và các lệnh dỡ bỏ giãn cách. Tuy nhiên, ông An cho rằng tác động của dịch tả lợn ASF sẽ kéo dài ít nhất tới tháng 3/2021. “Cần có thời gian để khôi phục chăn nuôi lợn, giải quyết các vấn đề tài chính và rủi ro dịch bệnh”, ông cho hay. Hiện nguồn cung của Vissan chỉ đáp ứng 8 – 10% nhu cầu trong mảng kinh doanh thịt tươi. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu, công ty hiện có kế hoạch mở rộng quy mô chăn nuôi thêm 20 – 30% trong 5 năm tới.

Sản lượng thịt lợn EU dự báo tăng trong năm 2021

Đại dịch COVID-19 gây áp lực lên tỷ lệ giết mổ và tiêu dùng thịt lợn nội địa tại EU, đồng thời khuyến khích nông dân giữ lại bò sữa. Bất chấp tỷ lệ giết mổ chậm lại, xu hướng suy giảm quy mô đàn bò sữa EU được cho là vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, nhu cầu đối với thịt lợn EU tăng vọt do xuất khẩu thit lợn sang Trung Quốc tăng gấp đôi trong nửa đầu năm 2020. Tuy nhiên, tỷ lệ giết mổ tại Tây Bắc Âu bị bóp méo do các đợt bùng phát dịch tại các nhà máy. Bất chấp sản lượng giảm xuống thấp hơn các dự báo trước đó, sản lượng thịt lợn của EU vẫn được dự báo tăng trong năm 2020, đủ để duy trì xuất khẩu sang Trung Quốc. Năm 2021, sản lượng thịt lợn của EU dự báo tiếp tục tăng dựa vào năng suất tăng và trọng lượng giết mổ tăng lên.

Trung Quốc tái đàn ở quy mô chăn nuôi lợn tương đương trước dịch tả lợn vào năm 2021

Nagaraj Meda từ TransGrapgh dự báo Trung Quốc có khả năng lấy lại được quy mô chăn nuôi lợn tương đương quy mô trước dịch tả lợn vào đầu năm 2021. Tham luận tại WASDE, ông giải thích: “Trong tháng 5-6, chúng tôi ghi nhận mức sản lượng đậu tương nghiền rất tích cực, từ 92 – 94 triệu tấn, cho thấy mức độ tiêu dùng lớn”. Ông Meda cho biết thêm Trung Quốc có tăng trưởng GDP và tiêu dùng thực phẩm đều cao, là dấu hiệu mạnh mẽ về nhu cầu thịt lợn trong tương lai. Các tập đoàn nhà nước Trung Quốc cũng xây dựng dự trữ lên tới 2 triệu tấn bột đậu tương, cho thấy quy mô chăn nuôi đang tăng nhanh”. Trung Quốc mất tới 60% quy mô đàn lợn nái nên đang khuyến khích mạnh hoạt động tái đàn. Một số nhà sản xuất chăn nuôi lợn đang tìm đến các công ty giống nước ngoài để tăng cường quy mô đàn lợn giống. Trong nửa đầu năm 2020, chính phủ Trung Quốc đã phê duyệt hoạt động cho hơn 20.000 trang trại chăn nuôi lợn mới.

Theo Asian Agribiz, Reuters

Admin

Hộ chăn nuôi thua lỗ vì giá thịt giảm dù Tết cận kề

Bài trước

Cập nhật thị trường TACN Việt Nam năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt