0

Theo Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương (MOIT), giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ trong tháng 8/2020 đạt 1,15 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, giá trị xuất khẩu các sản phẩm gỗ đạt 924 triệu USD, tăng 35,2% trong cùng kỳ so sánh. Trong 8 tháng đầu năm 2002, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 7,3 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2019, bao gồm 5,45 tỷ USD từ xuất khẩu các sản phẩm gỗ, tăng 14% trong cùng kỳ so sánh.

Ôg Tô Ngọc Ngời, tổng giám đốc Vinafor Saigon Company, cho biết công ty đạt tăng trưởng tích cực về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ trong 8 tháng đầu năm 2020 và diễn biến tích cực này được dự báo kéo dài tới hết năm. Do đó, ngành gỗ nội địa sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 12 tỷ USD trong năm 2020. Đại dịch tiếp tục gây ra nhiều vấn dề lớn nhưng hiện một số nước đã chấm dứt tình trạng giãn cách xã hội. Do đó, từ giữa tháng 7, công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng mới, ông cho hay. Nguồn cung gỗ nguyên liệu nội địa đáp ứng những đơn hàng mới thay vì nguyên liệu nhập khẩu từ các nước hiện vẫn đang triển khai giãn cách xã hội.

Để đạt mục tiêu xuất khẩu 12 tỷ USD, ngành gỗ Việt Nam phải trải qua nhiều thay đổi, bao gồm sáng kiến phát triển nền tảng giao dịch trực tuyến của Hiệp hội Gỗ và Mỹ nghệ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) để kết nối các doanh nghiệp gỗ và nội thất Việt Nam với các đối tác quốc tế.

Trong hai quý vừa qua của năm 2020, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam ước tính tăng trưởng cao kỷ lục nhờ các nỗ lực đổi mới của các doanh nghiệp, với sự hỗ trợ của Bộ NNPTNT và các dấu hiệu phục hồi tại một số các thị trường chính.

Để tăng giá trị xuất khẩu các sản phẩm gỗ, Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam cho rằng các công ty cần tập trung vào duy trì tăng trưởng tại 5 thị trường xuất khẩu chính, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc. Các doanh nghiệp cần tăng cường sử dụng các công nghệ hiện đại và thân thiện môi trường, các hệ thống trang thiết bị tự động trong chế biến các sản phẩm gỗ để cải thiện chất lượng và tiết kiệm nguyên liệu thô. Các doanh nghiệp cũng cần tuân thủ các quy định về xuất xứ hàng hóa.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ. Thị trường sản phẩm gỗ và nội thất rất lớn, có giá trị tới khoảng 430 tỷ USD, bao gồm 150 tỷ USD các sản phẩm nội thất. Bên cạnh các thị trường truyền thống có giá trị xuất khẩu cao như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc, một số thị trường tiềm năng khác cho Việt Nam xúc tiến xuất khẩu gỗ nội thất là Canada, Nga và Ấn Độ.

Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và EU có hiệu lực từ 1/6/2019 giúp các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang EU, theo Tổng cục Lâm nghiệp.

Nhu cầu của thị trường Mỹ đối với các sản phẩm gỗ từ các nước khác, bao gồm Việt Nam, có thể tiêp tục tăng do thuế nhạp khẩu cao áp dụng đối với các sản phẩm từ Trung Quốc làm giảm nhập khẩu gỗ nội thất Trung Quốc trên thị trường Mỹ.

Ngoài ra, Việt Nam đã thông qua các thỏa thuận thương mại tự do với nhiều đối tác như EU, Nhật Bản, Chile và Hàn Quốc và hiện đang triển khai các FTAs này nên nhiều hàng hóa Việt Nam được hưởng chính sách giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu, tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường này. Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cũng đang triển khai nhiều giải pháp để liên tục cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu các sản phẩm gỗ, bao gồm giảm thủ tục hành chính.

Theo VNS

 

Admin

Doanh nghiệp gỗ, nội thất được khuyến nghị tận dụng thương mại điện tử

Bài trước

Xuất khẩu gỗ giảm 15,5% trong năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ