0

Các nhà xuất khẩu Việt Nam bắt đầu hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) trong tăng xuất khẩu sang thị trường này. Sau lô hàng tôm đầu tiên cập cảng EU theo EVFTA vào ngày 16 – 17/9, các nông sản Việt Nam như cà phê, chanh dây và thanh long sẽ tiếp tục được xuất khẩu sang thị trường này, theo thông tin từ Bộ NNPTNT (MARD).

Theo kế hoạch, vào ngày 16/9, CTCP Xuất khẩu Thực phẩm Đồng Giao sẽ bắt đầu xuất khẩu chanh dây, trong khi công ty TNHH Vĩnh Hiệp thuộc tỉnh Gia Lai sẽ xuất khẩu cà phê và tập đoàn T&T sẽ xuất khẩu các lô rau quả, bao gồm bưởi, dừa và thanh long sang EU vào ngày 17/9. Hơn 1 tháng sau khi EVFTA chính thức có hiệu lực, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường EU trong tháng 8/2020 tăng 17% so với tháng 7, đạt 350 triệu USD.

EU là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40% về lượng và 38% về giá trị xuất khẩu. Trong 5 năm qua, giá trị xuất khẩu cà phê hàng năm sang thị trường EU đạt trung bình 1,2 – 1,4 tỷ USD. Trong tháng 8, giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU ước đạt gần 76 triệu USD, tăng 34,7% so với tháng 7 và giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu cà phê sang EU dự báo sẽ tăng do thuế nhập khẩu tất cả các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc rang từ Viẹt Nam sẽ giảm từ 7 – 11% xuống 0% và cà phê đã pha từ 9 – 12% xuống 0%.

Hiện EU là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ 4 của Việt Nam. Cùng với miễn giảm thuế theo các cam kết của EVFTA, giá trái cây Việt Nam trên thị trường này sẽ rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh chưa có FTA với thị trường này như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, và Indonesia. Trong tháng 8/2020, xuất khẩu rau quả sang EU ước đạt 14,7 triệu USD,  tăng 25,2% so với tháng 7 và 6% so với cùng kỳ năm 2019. Đồng Giao, Nafoods và Vina T&T là các nhà chế biến nông sản lớn nhất của Việt Nam xuất khẩu sang EU, sẽ có những cơ hội rất lớn trên thị trường này do các loại trái cây tươi của các công ty này được sản xuất theo chuỗi khép kín.

Trước đó, ngày 11/9, lô tôm đông lạnh đầu tiên do công ty TNHH Thông Thuận tại Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận sản xuất theo các tiêu chuẩn Aquaculture Stewardship Council (ASC) đã được xuất khẩu sang EU, hưởng thuế 0% theo EVFTA. Năm 2019, xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam sang EU đạt 4,6 tỷ USD và đây là thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam.

Theo VNS

Admin

Xuất khẩu gạo sang Bắc Âu tăng mạnh

Bài trước

Lộc Trời nhận đơn hàng xuất khẩu 400.000 tấn gạo sang EU

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc