0

Tỉnh miền bắc Bắc Giang báo cáo đã thu về khoảng 6.900 tỷ đồng (300 triệu USD) từ trái vải và các dịch vụ hỗ trợ trong năm 2020, tăng 600 tỷ so với năm 2019, theo các nhà chức trách địa phương. Địa phương này đã tiêu thụ hơn 164.000 tấn vải từ các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên, Yên Thế, Lạng Giang và Sơn Đông, thu vè 5.200 tỷ đồng, theo Sở Công thương tỉnh báo cáo. Giá vải trung bình đạt 31.200 đồng/kg, so với mức 31.800 đồng/kg năm 2019.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Bắc Giang đặc biệt chú ý xúc tiến tiêu dùng vải trên thị trường nội địa, đặc biệt là khu vực miền trung và miền nam. Nhờ đó, 52,5% sản lượng vải địa phương được tiêu thụ nội địa. Về xuất khẩu, ngoài xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Trung Quốc và EU, Bắc Giang cũng được xuất khẩu sang thị trường khó tính Nhật Bản lần đầu tiên với lượng xuất khẩu 200 tấn, giúp nâng giá trị loại trái cây này.

Theo ông Trần Quang Tân, giám đốc Sở Công thương Bắc Giang, diện tích trồng vải đạt tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP tăng từ khoảng 1.200ha năm 2019 lên 15.200ha năm 2020. Mỹ đã cấp mã IRADS (Irradiation Reporting and Accountability Database) cho 218ha, trong khi Nhật Bản cấp mã vùng cho 19vùng với diện tích 103ha. Đáng chú ý, tỉnh đã tổ chức một hội thảo trực tuyến kết nối 62 tỉnh và thành phố Việt Nam với 4 tỉnh Trung Quốc bao gồm 2.300 đoàn tham dự, nhằm tìm giải pháp thúc đẩy tiêu dùng vải.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lại Thanh Sơn cho biết Bắc Giang cam kết hỗ trợ những người trồng vải và thương nhân ngành vải trong và ngoài nước về thu hoạch, chế biến và tiêu thụ. Một sàn thương mại điện tử cho vải Bắc Giang đã được triển khai nhằm đa dạng hóa thị trường và các kênh thương mại, do đại dịch khiến nhiều thương nhân nước ngoài khôn gthêr tới trực tiếp địa phương để thu mua vải. Hơn 130 khách hàng đã mua khoảng 2.100 tấn vải thông qua sàn thương mại điện tử này với mức giá trung bình 64.700 đồng/kg.

Ngạc nhiên hơn cả là hơn 8 tấn vải đã bán sạch chỉ trong vòng 8h chào bán trực tuyến thông qua ví điện tử Momo, theo đại diện của Saigon Co.op cho hay. “Hỗ trợ chương trình Nông sản Việt do Saigon Co.op, Momo và báo Tuổi trẻ triển khai. Sự kiện trực tuyến này chào bán cho người dùng Momo mã giảm giá và dịch vụ giao hàng khi mua vải vào gạo ST Xuân Hồng. Trong 3 giờ đầu tiên của chương trình, mỗi khách hàng đặt hàng trung bình 5 – 10kg vải và con số này lên tới 30 – 50kg và thậm chí mức kỷ lục 90kg.

Trong 4 năm qua, Bộ NNPTNT đã làm việc sát sao với Bộ Nông Lâm Thủy sản Nhật Bản (MAFF) để tiến hành kiểm tra và đàm phán, tạo nền tảng cho xuất khẩu vải sang thị trường này. MAFF cuối cùng đã đồng ý nhập khẩu vải từ Việt Nam trong năm 2019. Các chuyên gia Nhật Bản đã tới huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và hài lòng với diện tích trồng vải được cấp các mã tiêu chuẩn xuất khẩu. Họ vân xphải trực tiếp giám sát quá trình thu hoạch, bảo quản và đóng gói vải được xuất khẩu sang Nhật Bản. Vải xuất khẩu sang thị trường này phải được đóng gói và xử lý hun trùng methyl bromide tại cơ sở được phê chuản bởi Cục BVTV và MAFF, với liều lượng tối thiểu 32gr/cu.m trong 2h, dưới sự giám sát của các nhà chức trách kiểm dịch thực vật Việt Nam và Nhật Bản.

Theo VNS

Admin

Hơn 5.000 tấn vải tươi xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai

Bài trước

Xuất khẩu nông sản 7 tháng đầu năm vẫn sáng bất chấp COVID-19

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả