0

7 tháng chìm trong đại dịch COVID-19, thị trường tôm Mỹ vẫn khó dự báo do diễn biến thị trường biến động không ngừng, nên các chuyên gia không nhận định được giá và nhu cầu sẽ diễn biến ra sao trong thời gian tới.

Tới đầu tháng 4, các chuyên gia dự báo chuỗi cung ứng tôm sẽ nhận thấy rõ tác động trong những tháng mùa hè do COVID-19 dẫn đến phong tỏa và gián đoạn cả nguồn cung lẫn nhu cầu tôm trên thị trường Mỹ. Các vấn đề trong ngành tôm tại Việt Nam, được xem là một chỉ báo về khả năng thiếu nguồn cung tôm trên thị trường thế giới do nông dân trì hoãn thả nuôi trước những rủi ro lớn. Tuy nhiên, dự báo này đã không thành hiện thực đối với Việt Nam. Theo Seafood Source, ngành tôm Việt Nam đã lèo lái qua sóng gió COVID-19, chủ yếu nhờ các thành tựu kiểm soát dịch bệnh virus corona. Không ghi nhận người chết do COVID-19, kim ngạch xuất khẩu tôm sang một số thị trường lớn nhất của Việt Nam tăng – ví dụ như xuất khẩu tôm sang Nhật Bản tăng tới 19% trong tháng 4/2020 so với cùng kỳ năm 2019. Diễn biến này khiến toàn bộ các dự báo trước đó vè nhu cầu và giá đều trật lất.

Một số dự báo thậm chí hoàn toàn đi chệch hướng. Ví dụ, thị trường Mỹ trong các tháng vừa qua ghi nhận giảm mạnh nhập khẩu tôm so với cùng kỳ các năm trước. Trong tháng 5 – tháng mới nhất nước này công bố dữ liệu – nhập khẩu tôm giảm mạnh. Giảm nhập khẩu tôm mạnh nhất trên thị trường Mỹ là đến từ Ấn Độ - với mức giảm tới 50% từ 22.229 tấn trong tháng 4 xuống còn 8.600 tấn trong tháng 5. Mức suy giảm này, theo Sree Atluri của Devi Seafood, đã được dự báo trước cho ngành tôm nước này. “Chúng tôi biết điều này sẽ đến từ những gì diễn ra tại Ấn Độ trong tháng 3 và tháng 4”.

Trong tháng 4/2020, các công ty Ấn Độ vật lộn với hàng loạt khó khăn do các lệnh phong tỏa toàn cầu để khống chế COVID-19. Các nhà máy chế biến đối mặt với khó khăn nghiêm trọng cũng như việc vận hành đúng công suất khi tình trạng thiếu lao động trên diện rộng làm suy giảm năng suất. “Tất cả hoạt động tại Ấn Độ đột nhiên rơi vào trạng thái bất động trong vài tuần”, ông Atluri cho hay. Thiếu lao động cũng dẫn đến một hiệu ứng phụ: Các nhà máy bắt đầu chế biến và đóng gói tôm ở mức tối thiểu để đối phó với những tai ương liên tiếp. Tuy nhiên, tình trạng này lại dẫn đến một sự chuyển hướng xuất khẩu tôm từ Ấn Độ sang Trung Quốc, thay vì Mỹ, do thị trường Trung Quốc có nhu cầu tăng đối với các sản phẩm chế biến ở mức thấp – ví dụ tôm nguyên vỏ nguyên đầu – hơn thị trường Mỹ. “Nhiều lô hàng được vận chuyển từ Ấn Độ sang Trung Quốc trong giai đoạn này”, ông Atluri cho hay. “Sự chuyển hướng xuất khẩu này bắt đầu diễn ra vào tháng 4 và mạnh lên trong tháng 5”.

Các vấn đề nhân lực vẫn chưa hoàn toàn được giải quyết triệt để đối với một số nhà chế biến tôm tại Ấn Độ. “Hiện chưa có báo cáo về tác động trực tiếp lên các nhà máy chế biến tôm”, ông Atluri cho hay. Tuy nhiên, những người lao động không đưa ra quyết định chỉ dựa trên những gì đang diễn ra tại các nhà máy. “Có các cộng đồng dân cư xung quanh các nhà máy”, ông Atluri cho hay. “Khi người lao động quan sát hoặc nghe thấy bất cứ một ca nhiễm bệnh nào trong cộng đồng thì họ sẽ không muốn đi làm”.

Các dấu hiệu hiện nay cho tình trạng thiếu lao động đang giảm bớt nhưng vẫn chưa hoàn toàn ứng phó được với tình hình do tính phức tạp của sản xuất. “Tình hình này có thể kéo dài tiếp tục suốt tháng 6”, ông Atluri dự báo. Dù vậy, mọi thứ vẫn đang dần nới lỏng. “Tháng 7 và tháng 8 sẽ tốt hơn nhiều so với tháng 5 và tháng 6”.

Về phía tiêu dùng, dự báo hành vi người tiêu dùng khó khăn bởi tình trạng đóng cửa nhà hàng vẫn diễn ra, tác động mạnh lên cách tiêu dùng thủy sản “Hiện nhu cầu bán lẻ đang tăng vọt trong khi nhu cầu của ngành dịch vụ ăn uống vẫn trượt dốc do nhiều nhà hàng còn đóng cửa”, theo ông Travis Larkin của Sàn giao dịch Thủy sản Florida cho hay. “Tình hfnh hiện nay rất khó dự báo từ quan điểm khách hàng”.

Tồn kho tôm tại Mỹ, theo ông Larkin, càng khó dự báo hơn trước tác động của COVID-10. Các công ty gặp khó khăn trong ra quyết định nên làm gì với hàng tốt kho – bán tháo, giữ để bán ra trong trường hợp thiếu hụt, mua thêm hay giữ tiếp – dẫn tới có quá nhiều biến số phải tính tới. “Tôi không nghĩ chúng ta có thể thực sự biết rõ về tình trạng tồn kho hiện nay hay nhu cầu từ phía ngành dịch ăn uống thực sự ra sao vào thời điểm mở cửa”, ông Larkin nhận định. “Mọi thứ đều rất lạ nhên không thể dự báo điều gì diễn ra trên thị trường, các dự báo trong 4 tháng vừa qua đều sai trước diễn biến của COVID-19”.

Ban đầu, dự báo giá tôm sẽ giảm nhưng hiện giá tôm đang duy trì ổn định. Dự báo nhu cầu tương lai cũng khó do các xu hướng tiêu dùng thay đổi liên tục và các doanh nghiệp không có bất cứ kinh nghiệm hay dữ liệu lịch sử nào để đối phó với tình huống tương tự.

Theo Seafood Source

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản