0

Các lô vải xuất khẩu đầu tiên từ Hải Dương cập cảng Singapore đăng tải rầm rộ trên các phương tiện truyền thông, kèm với các thông tin đầy lạc quan về tình hình xuất khẩu vải sang Nhật Bản và Mỹ, lô thanh long đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ và Úc. Nhưng rõ ràng dường như xuất khẩu hàng trăm ngàn tấn trái cây sang Trung Quốc lại chẳng phải vấn đề gì to tát bởi trái cây đã xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều năm qua và không phải tin mới. Chỉ khi những vấn đề đối với thị trường Trung Quốc ngày càng trở nên rõ rệt, khiến xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc là không thể và dẫn đến dư cung trong nước, liệu truyền thông trong nước mới thực sự chú ý tới thị trường này.

Ông Nguyễn Văn Nam, nguyên giám đốc Viện Nghiên cứu Thương mại, cho rằng Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường để giảm rủi ro. Các sản phẩm của Việt Nam có thể thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng, thiết kế và đóng gói và có thể được chấp nhận tại nhiều thị trường. Các chuyên gia và cơ quan chính phủ kêu gọi các doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường bởi Trung Qốc là thị trường không ổn định. Các chính sách thay đổi liên tục, tình hình dịch bệnh và các vấn đề tại các cửa khẩu biên giới có thể dẫn tới ùn tắc xuất khẩu qua biên giới của Việt Nam, tác động trực tiếp tới các nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, ông Nam tin rằng, về dài hạn, Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường lớn cho Việt Nam. Ông cho rằng các nhà xuất khẩu cần nghiên cứu thị trường Trung Quốc kỹ lưỡng để hiểu rõ hơn thịt rường này. Một thị trường rộng lớn không đặt ra các tiêu chuẩn cao trên toàn quốc và thường nhập khẩu với lượng lớn. “Ngay cả Mỹ và châu Âu đều muốn bán hàng hóa sang Trung Quốc, không riêng gì Việt Nam nằm ngay sát cạnh thị trường lớn này”, ông Nam phát biểu khi được hỏi liệu các nhà xuất khẩu có nên hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc do các khó khăn hiện nay. “Sẽ rất ngu ngốc nếu bỏ lỡ thị trường lớn như vậy”.

Ông Nam chỉ ra rằng các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu bán nông sản sang các tỉnh gần biên giới với Việt Nam. Họ có thể đạt lợi nhuận cao hơn nếu xuất khẩu qua kênh chính ngạch, nhắm đến đối tượng khách hàng khó tính hơn. “Một khi sản phẩm Việt Nam có thể thâm nhập thị trường Nhật Bản, châu Âu và Mỹ, họ có thể dễ dàng bán sang Trung Quốc qua kênh chính ngạch”, ông nhận định. “Xuất khẩu qua các kênh chính ngạch, doanh nghiệp Việt Nam sẽ không gặp vấn đề với thương mại biên mậu nữa”.

Các doanh nghiệp cần vừa khai thác thị trường Trung Quốc và đa dạng hóa thị trường, ông Nam khuyến nghị. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai là một ví dụ. Doanh nghiệp này xuất khẩu chuối sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, trong khi Trung Quốc chiếm tới 70 – 80% kim ngạch xuất khẩu.

Theo VNS

Admin

Thực phẩm Việt trên đường chinh phục thị trường toàn cầu

Bài trước

Thống kê xuất nhập khẩu trái cây năm 2023 của Trung Quốc

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc