0

Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2020 dự báo sẽ thuận lợi hơn nhờ hàng loạt các thỏa thuận thương mại tự do (FTAs) bắt đầu có hiệu lực, sau khi suy giảm mạnh cả về lượng và giá trị xuất khẩu trong năm 2019.

Các cơ hội từ FTAs

Là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, trong những năm gần đây, tập đoàn Lộc Trời đã thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo bền vững bằng cách xây dựng các chuỗi sản xuất gạo khép kín. Ông Nguyễn Tiến Dũng, phó giám đốc mảng kinh doanh thực phẩm thuộc tập đoàn Lộc Trời, cho rằng để đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng của thị trường, tập đoàn đã phát triển các chuõi giá trị sản xuất gạo, xây dựng các vùng nguyên liệu thô và hình thành các cánh đồng mẫu lớn tại nhiều địa phương tại ĐBSCL với sự hỗ trợ của các kỹ sư nông nghiệp sống và làm việc trực tiếp với nông dân địa phương. Ngoài ra, tập đoàn cũng gắn kết chặt chẽ với các HTX kiểu mới để kiểm soát nghiêm ngặt các quy trình sản xuất gạo, bao gồm trồng lúa, phân loại lúa thu hoạch, chế biến lúa gạo tại các nhà máy và xuất khẩu.

Nhắm tới chỉ xuất khẩu gạo chất lượng cao và đồng nhất giống, Lộc Trời đã dần giảm lượng gạo xuất khẩu đóng gói cỡ lớn trong bao 25 – 50kg, và hiện đang chủ yếu cung cấp bao gạo đóng gói cỡ 5 – 10kg. Đây là lý do giúp tập đoàn ngày càng mở rộng thị trường và cải thiện doanh thu xuất khẩu trong những năm gần đây.

Liên quan đến các cơ hội thị trường từ FTA EU – Việt Nam (EVFTA), mới được Thượng viện EU thông qua, ông Dũng cho biết: “EVFTA có thể không tạo ra một đợt tăng bất ngờ về doanh thu xuất khẩu gạo nhưng sẽ mang lại cơ hội lớn để đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu gạo cho Việt Nam. Thâm nhập thành công vào một trong những thị trường khó tính nhất thế giới cũng là cơ hội cho gạo Việt Nam xây dựng thương hiệu và dễ dàng tiếp cận với hàng loạt thị trường khác”.

Giống như Lộc Trời, nhiều nhà xuất khẩu gọa khác cũng đang kỳ vọng mở rộng thị trường trong năm 2020, sau khi đối mặt nhiều khó khăn trong năm 2019. Thống kê từ Bộ Công thương cho tấy Việt Nam xuất khẩu 6,37 triệu tấn gạo trong năm 2019, trị giá 2,8 tỷ USD, tăng 4,2% về lượng và giảm 8,3% về giá trị so với năm 2018. Tuy nhiên, trong tháng 1/2020, xuất khẩu gạo Việt Nam đã xuất hiện những dấu hiệu tích cực. Cụ thể, bất chấp đợt nghỉ tết Nguyên đán, xuất khẩu gạo tháng 1/2020 vẫn đạt gần 560.000 tấn, trị giá 279,26 triệu USd, tăng 28,05% về lượng và 38,38% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu gạo cũng có thể tăng trưởng tốt trong những tháng tới, do theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Philippines – thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2019 – sẽ tiếp tục là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2020 với kim ngạch nhập khẩu khoảng 2,5 triệu tấn. Ngoài ra, ông Đỗ Hà Nam, phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng nhấn mạnh rằng triển vọng xuất khẩu gạo năm 2020 khá tốt do tiêu dùng tại châu Phi vẫn tương đối tích cực.

Đáng chú ý, trong năm 2020, Việt Nam giành được một số lợi thế do một số FTAs bắt đầu có hiệu lực. Trung khuôn khổ các vòng tham vấn song phương với Hàn Quốc về thuế đối với các sản phẩm gạo theo cơ chế của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã ký 2 văn bản với Hàn Quốc liên quan đến phân bổ hạn ngạch thuế. Theo đó, bắt đầu từ 1/1/2020, bên cạnh phân bổ hạn ngạch 20.000 tấn cho tất cả các thành viên của WTO, Hàn Quốc cấp hạn ngạch 55.112 tấn chỉ riêng cho Việt Nam, bao gồm tất cả các loại gạo mà Việt Nam có thể sản xuất và xuất khẩu.

Đối với thị trường EU, EVFTA bắt đầu có hiệu lực, sẽ mở ra hạn ngạch khoảng 40.000 tấn gạo (ngoài hạn ngạch 85.000 tấn theo cam kết) cho Việt Nam. Đây là một cơ hội rất lớn cho nhiều loại gạo Việt Nam, đặc biệt là các loại gạo chất lượng cao và gạo hữu cơ, thâm nhập vào thị trường này.

Ngoài ra, sau hơn 1 năm triển khai Nghịd định 107/2018/NĐ-CP về các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, Bộ Công thương đã cấp thêm 47 giấy phép cho các nhà xuất khẩu gạo, nâng số thương nhân xuất khẩu gạo lên 182, tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo trong bối cảnh nhiều FTAs đang chuẩn bị có hiệu lực.

Không chủ quan

Cơ hội đã mở ra nhưng khó khăn vẫn chưa hết. Hiện hạn hán và xâm mặn đang diễn ra tại ĐBSCL, tác động trực tiếp tới sản xuất gạo. Trong tháng 2/2020, các nhà xuất khẩu gạo không ký được bất cứ hợp đồng tập trung lớn nào. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và có tác động tiêu cực rất lớn tới các hoạt động xuất khẩu gạo như các giao dịch xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, trong một diễn biến tích cực, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã dần đầu tư vào nông nghiệp và trở thành một nước xuất khẩu gạo nhưng đại dịch Covid-19 sẽ làm giảm nguồn cung gạo từ Trung Quốc, sẽ mở ra các cơ hội cho gạo Việt Nam để chiếm lĩnh các thị trường xuất khẩu mà các nhà xuất khẩu gạo Trung Quốc đang bỏ lại.

Để tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu gạo trong năm 2020, thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp nên chú ý bảo hiểm khi ký kết hợp đồng để tránh rủi ro. Ngoài ra, các doanh nghiệpcũng nên tập trung giữ thị trường Philippines bằng cách đáp ứng các tiêu chuẩn mà thị trường này yêu cầu.

Phó chủ tịch VFA Đỗ Hà Nam khuyến nghị ngành gạo nên phát triển các loại gạo mới có chất lượng cao và thương hiệu uy tín, ngoài ra tập trung vào sản xuất và xây dựng thương hiệu. Từ cơn sốt gạo ST25 – loại gạo ngon nhất thế giới theo công nhận của Rice Trader, có thể thấy rằng người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm tứi các sản phẩm gạo chất lượng cao, uy tín trên thị trường. Hiệu ứng từ ST25 giúp tiêu dùng giống gạo ST24, khiến giá tăng mạnh từ 22.000 đồng/kg lên 34.000 – 35.000 đồng/kg. Do đó, các doanh nghiệp cần đầu tư mạnh vào nghiên cứu các giống mới, cũng như sản xuất gạo thơm với lợi nhuận cao, thay vì sản xuất gạo trắng thông thường ở mức giá trị thấp.

Về dài hạn, các chuyên gia khuyến nghị rằng tái cấu trúc sản xuất lúa gạo cũng như các nông sản khác, nên đi theo các tín hiệu thị trường để hướng dẫn kế hoạch và tổ chức sản xuất, cũng như thắt chặt các mối liên kết dọc chuỗi giá trị bao gồm sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu, nhắm tới ổn định tiêu dùng ở mức giá có lợi cho nông dân, giúp tăng thu nhập nông nghiệp.

Theo Nhân dân

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc