Việt Nam đang tự đặt mục tiêu tăng tỷ lệ cà phê chế biến từ mức 10% hiện nay lên 30 – 40% vào năm 2030 để gia tăng giá trị, theo Tuần Cà phê Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh vừa qua đặt ra.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế thuộc Bộ NNPTNT, cho biết Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới và số 1 về sản xuất – xuất khẩu cà phê Robusta, với kim ngạch khoảng 1,5 triệu tấn cà phê xuất khẩu hàng năm, mang về doanh thu 3,5 tỷ USD. Nhưng xuất khẩu cà phê Việt Nam tập trung chủ yếu là cà phê chưa chế biến, ít GTGT. Để cải thiện tình trạng này và phát triển ngành cà phê theo hướng bền vững, ngành cà phê cần lên kế hoạch các biện pháp toàn diện như mở rộng chế biến, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm và thắt chặt các mối liên kết trong chuỗi giá trị.

Theo ông Lương Văn Tự, chủ tịch Hiệp hội Cà phê và Cacao Việt Nam, xuất khẩu cà phê niên vụ 2018/19 đạt 1,7 triệu tấn, trị giá 3 tỷ USD, giảm 2,9% về lượng và 14,4% về giá trị. Xuất khẩu cà phê rang, hòa tan và hỗn hợp chiếm khoảng 8%. “Ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào cà phê rang xay và cà phê hòa tan”, ông cho biết thêm hiện có hơn 620 nhà máy rang cà phê với công suất hơn 73.000 tấn/năm. Các nhà máy cà phê hòa tan có công suất hơn 47.000 tấn/năm, với một số nhà máy mới đưa vào vận hành như TATA Group (Ấn Độ), tập đoàn Tín Nghĩa và Intimex.

Các nhà đầu tư nước ngoài đang tăng đầu tư vào chế biến để tận dụng nguồn cung nguyên liệu cà phê cao cấp dồi dào tại Việt Nam, đồng thời là một thị trường lớn với 97 triệu dân và các lộ trình giảm thuế thông qua 40 FTAs mà Việt Nam đã ký. “Cà phê chế biến hưởng thuê ưu đãi từ 0 – 5% khi xuất khẩu sang các thị trường mà Việt Nam đã ký FTAs”, ông phát biểu. Trong khi đó, tiêu dùng cà phê trên thị trường nội địa Việt Nam cũng tăng mạnh mặc dù tiêu dùng cà phê trên đầu người tại Việt Nam còn thấp so với trung bình thế giới.

Ông Đỗ Hà Nam, chủ tịch kiêm tổng giám đốc tập đoàn Intimex: “Các doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp tục đầu tư vào các nhà máy cà phê hòa tan và các chuỗi cửa hàng cà phê để giành được sự chú ý từ phía khách hàng và mở rộng thị trường. “Tiêu dùng cà phê nội địa dự báo tăng trưởng 5 – 10%/năm. Xuất khẩu cà phê hòa tan sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh”, ông Nam cho biết khoảng 200.000 tấn cà phê Robusta và Arabica nhân xanh được tiêu thụ trên thị trường nội địa, phần lớn cho các nhà máy chế biến cà phê hòa tan.

Cà phê Robusta

Bernard Cremieux, giám đốc điều hành của Bero Coffee Singapore kiêm giám đốc phụ trách Việt Nam của Neumann Gruppe Vietnam Co Ltd, cho biết sản lượng cà phê Robusta đang tăng nhanh hơn sản xuất cà phê Arabica trên toàn cầu. “Trong tổng số 45 bao cà phê Robusta tăng thêm từ năm 1990 tới nay, có tới 28 triệu bao đến từ Việt Nam, 15 triệu bao đến từ Brazil và 2,5 triệu bao đến từ Indonesia. “Nhu cầu cà phê Robusta trên toàn cầu tăng nhanh hơn cà phê Arabica trong 10 năm qua với tốc độ tăng trưởng kép 3%/năm so với 1,9%/năm đối với cà phê Arabica”.

Xuất khẩu cà phê Robusta tăng trưởng ổn định tương ứng với thị phần của cà phê chế biến và hòa tan. Hơn 20% xuất khẩu cà phê Robusta hiện ở dạng hòa tan. Brazil hiện vẫn là nước xuất khẩu cà phê hòa tan lớn nhất thế giới (thị phần 33%), nhưng Ấn Độ (17%) và Việt Nam (14%) đang trên đà tăng trưởng xuất khẩu nhanh.

Nhu cầu cà phê Robusta sẽ ngày càng mở rộng và năng suất là thu nhập đích thực của hoạt động sản xuất. Nhưng nông dân và doanh nghiệp phải chú ý hơn tới tính bền vững, khả năng truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm, ông Cremieux nhấn mạnh. Ông Nam cho hay sản xuất cà phê Robusta Việt Nam niên vụ 2019/20 không đổi hoặc tăng 5% so với niên vụ trước. Hoạt động thu hoạch bị trì hoãn do thời tiết và tình trạng thiếu lao động, công lao động cao nhưng cà phê thì có chất lượng tốt, ông cho biết thêm.

Theo VNS
Admin

Khánh thành nhà máy cà phê hòa tan sấy lạnh tại Bình Dương

Bài trước

Nestle mở nhà máy cà phê lớn tại Mexico để tận dụng nguồn cung cà phê Robusta từ Brazil

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao