Xu hướng và dự báo

Ngành gạo Việt Nam dự báo đối diện nhiều khó khăn trong năm 2020

Philippines và Trung Quốc – hai thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, có thể sẽ giảm nhập khẩu gạo trong năm 2020. Ngành gạo Việt Nam được dự báo gặp nhiều khó khăn trong năm 2020 do biến động mạnh về sản xuất, nhu cầu và giá; trong khi chính phủ vẫn chưa thể tìm ra các thị trường xuất khẩu mới, theo báo cáo của công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC).

VDSC cho biết đất trồng lúa sẽ giảm. Theo Bộ NNPTNT, trong tháng 10/2019, diện tích đất trồng lúa đạt 7,47 triệuha, giảm 92.300ha so với tháng 10/2018. Diện tích đất trồng lúa sẽ tiếp tục giảm 500.000ha trong những năm tới, chuyển đổi sử dụng cho các mục đích hác như trồng cây ăn quả hoặc nuôi thủy sản để giảm áp lực lên sản xuất lúa, vốn đã vượt nhu cầu. Dựa trên tình hình năng suất năm 2019, sản lượng lúa năm 2020 sẽ đạt khoảng 41,5 triệu tấn, giảm 6,7% so với năm 2019, theo dự báo của VDSC.

Hơn nữa, Philippines và Trung Quốc – hai thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam – có thể giảm nhập khẩu gạo trong thời gian tới. Bộ Nông nghiệp Philippines tuyên bố công khai sẽ chấm dứt sơ bộ áp dụng tự bảo hộ về nhập khẩu gạo vào Philippines. Tuy nhiên, nước này vẫn có thể sử dụng các phương pháp khác, được cho phép bởi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và ASEAN để tác động lên kim ngạch nhập khẩu gạo.

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng dự báo Trung Quốc tiếp tục thắt chặt kiểm soát nhập khẩu gạo. Hệ quả là tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường này sẽ không có nhiều biến chuyển trong thời gian tới. Trong khi đó, Trung Quốc có xu hướng tăng nhập khẩu gạo từ Campuchia. Trong những tháng đầu năm 2019, nhập khẩu gạo của Trung Quốc từ Campuchia tăng 44% so với cùng kỳ năm 2018, theo báo cáo từ Xinhua.

Ngoài ra, giá gạo dự báo giảm trong năm 2020. Bộ NNPTNT cho rằng nhu cầu gạo đang giảm. Thực tế, một số nước đang tái cơ cấu ngành nông nghiệp để cải thiện nguồn cung nội địa nhằm đạt mục tiêu tự cung tự cấp. Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm các khách hàng mới nhưng chưa thành công nên dự báo giá gạo giảm trong năm 2020 sẽ tác động nghiêm trọng tới ngành gạo.

Một số tín hiệu tích cực cho ngành gạo Việt Nam năm 2020

Tuy nhiên, VDSC cũng nhận định một số yếu tố tích cực cho ngành gạo năm 2020. Đầu tiên, gạo ST25 của Việt Nam giành giải quán quân gạo ngon nhất thế giới, vượt qua gạo Thái Lan và gạo Campuchia. Đây là cơ hội để Việt Nam cải thiện hình ảnh sản phẩm gạo trên thị trường thế giới.

Thứ hai là cơ hội xuát khẩu gạo sang Singapore và Nhật Bản. Trong năm 2019, Thái Lan đối mặt với nhiều vấn đề trong sản xuất do hạn hán, dẫn tới suy giảm nguồn cung gạo cho xuất khẩu. Hệ quả là, Singapore – thị trường mà Thái Lan chiếm tới 30 – 40% - đang phải đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu gạo. Bộ NNPTNT có kế hoạch tận dụng cơ hội này để giành thị phần từ Thái Lan. Trong khi đó, Nhật Bản cũng đang muốn đa dạng hóa nguồn cung. Nguồn cung nhập khẩu gạo của Nhật Bản phụ thuộc rất mạnh vào Mỹ. Hiện Nhật Bản đang tìm kiếm một nhà cung cấp khác, là thành viên của Thỏa thuận Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Việt Nam đáp ứng hoàn toàn các tiêu chí.

Theo FAO, sản xuất gạo toàn cầu không thay đổi nhiều khi nguồn cung gạo 10 tháng đầu năm 2019 ước khoảng 427,83 triệu tấn, giảm 0,83% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, giá gạo Japonica tăng 3,9% trong khi giá các loại gạo khác đều giảm. Trung bình, giá gạo toàn cầu giảm 1% trong cùng kỳ so sánh.

Tại Việt Nam, diện tích trồng lúa trong 10 tháng đầu năm 2019 đạt 7,47 triệu ha, thấp hơn 1,2% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, tính tới tháng 10, chỉ 6,35 triệu ha sẵn sàng thu hoạch và năng suất đạt 5,06 tấn/ha, tăng 0,03 tấn/ha so với cùng kỳ năm 2018. Do đó, tổng sản lượng lúa đạt 37,8 triệu tấn, giảm 3.600 tấn so với cùng kỳ năm 2018.

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo 10 tháng đầu năm 2019 đạt 5,506 triệu tấn, chiếm 14,6% tổng sản lượng gạo, tăng 6,1% về lượng so với cùng kỳ năm 2018, chủ yếu là nhờ tăng xuất khẩu gạo sang Philippines, nhưng giảm 9,1% về giá trị do giá gạo giảm. Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch 1,94 triệu tấn, chiếm 35,3% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam. Giá gạo xuất khẩu sang thị trường này giảm 13,4% trong cùng kỳ so sánh. Thực tế, giá gạo xuất khẩu trung bình tính đến tháng 10 đạt 435,6 USD/tấn.

Theo Hanoitimes
Admin

Gạo Việt bỏ giá thầu thấp nhất trong cuộc đấu thầu 300.000 tấn của Indonesia

Bài trước

Tín hiệu tốt cho xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc